Dịch sởi có nguy cơ bùng phát tại nhiều nước
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo sự gia tăng đáng kể dịch bệnh sởi tại các nước châu Âu trong nửa đầu năm 2018. Ở Việt Nam cũng ghi nhận nhiều ca bệnh sởi.
![]() |
Tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả phòng căn bệnh này. Ảnh: minh họa |
Theo WHO, nửa đầu năm 2018 tại các nước châu Âu đã ghi nhận hơn 41.000 trường hợp mắc sởi, cao hơn 70% so với cả năm ngoái, trong đó có ít nhất 37 trường hợp tử vong. Số trường hợp ghi nhận mắc trong 6 tháng đã cao hơn số mắc trong 12 tháng của từng năm trong 10 năm qua.
Đặc biệt, việc ghi nhận sự lây truyền bệnh sởi xảy ra liên tục ở cả một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi (Đức và Nga) đã dấy lên mối lo ngại dịch bệnh này có thể quay trở lại thành dịch lưu hành ở những nước này.
Các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân dịch sởi gia tăng tại các nước châu Âu là do tỉ lệ bảo phủ vaccine sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước. Năm 2017, tỉ lệ bao phủ vaccine sởi toàn châu Âu đạt trung bình 90%, một số nước đạt dưới 70%, đặc biệt Ukraine chỉ đạt 31% vào năm 2016.
Trong khi đó, theo WHO, để phòng xảy ra ổ dịch sởi, việc tiêm vaccine sởi phải đạt tỉ lệ bao phủ trên 95% với 2 liều vaccine sởi hằng năm ở tất cả các cộng đồng.
Hiện nay, WHO đang yêu cầu tất cả các nước châu Âu rà soát lại tỉ lệ tiêm vaccine sởi, kể cả các nước đã công bố loại trừ bệnh sởi để thực hiện các chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi cho các khu vực chưa đạt yêu cầu.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.
Ở nước ta, tại một số nơi vùng sâu, vùng xa và đô thị có số trẻ di biến động lớn có nhiều trẻ còn chưa được tiêm vaccine sởi đầy đủ. Vì vậy, ở Việt Nam vẫn có nguy cơ cao phát hiện ca mắc và các ổ dịch sởi tại cộng đồng.
Bộ Y tế khẳng định, tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả phòng căn bệnh này. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh sởi, các gia đình cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine sởi, hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm.
Khi trẻ có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban… cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi. Hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
Bệnh sởi rất dễ lây, vì thế không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Chi Mai/Báo điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hoá
Ngày 19/5, UBND huyện Thiệu Hóa tổ chức khánh thành Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất Bệnh viện Đa khoa huyện.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người hút thuốc cao nhất thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới đã và đang phải đối mặt. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, trong đó 1,3 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động.

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

2 bếp ăn bệnh viện tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định an toàn thực phẩm
Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã phản ánh về tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, Sở Y tế Thanh Hoá đã có văn bản chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở trên.

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.