ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Doanh nghiệp vẫn nói thiếu minh bạch, bất bình đẳng

Đầu tháng 10 vừa qua, Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội (KTXH) Đà Nẵng lần đầu tiên công bố chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và quận/huyện trên địa bàn thành phố (DDCI) năm 2018. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đánh giá, tính minh bạch thông tin chưa được đảm bảo khi việc tiếp cận hồ sơ một số dự án khá khó khăn, thậm chí việc ưu ái cho doanh nghiệp lớn vẫn tồn tại gây cạnh tranh bất bình đẳng.

15/10/2019 17:06

 

Khó tiếp cận thông tin dự án, chính sách

DDCI 2018 là bộ đánh giá được Đà Nẵng thực hiện khảo sát hơn 2.000 doanh nghiệp dựa trên 9 tiêu chí được xây dựng từ các tiêu chí của PCI - chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - nhằm đánh giá năng lực của chính quyền các quận/huyện và các sở, ban, ngành trên khía cạnh điều hành kinh tế. Trong đó, “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” là một trong những chỉ số quan trọng nhất, được chứng minh mối quan hệ cùng chiều với thu hút đầu tư.

Thế nhưng, theo đánh giá này, “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” của khối sở, ban xếp thứ 6/9 chỉ số thành phần. 49,7% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, cần có mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận các thông tin, tài liệu. “Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn tiếp cận thông tin về dữ liệu các dự án đấu thầu công của thành phố, dù đã có công ty có công văn yêu cầu các cơ quan thẩm quyền cung cấp” - một doanh nghiệp khảo sát cho biết.

Bên cạnh đó, chỉ số “cạnh tranh bình đẳng” cũng bị doanh nghiệp đánh giá thấp nhất trong số 9 chỉ số thành phần bởi có trên 40% doanh nghiệp cho rằng tổng công ty, tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn thành phố nhận được các chính sách ưu đãi hơn so với doanh nghiệp nhỏ và vừa (vốn vay, mặt bằng kinh doanh…) cũng như được ưu tiên trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước (đấu thầu, khoáng sản...). Một điểm đáng lưu ý nữa, đó là 7,4% ý kiến cho rằng có doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp thân hữu được ưu ái là của cán bộ, công chức thuộc các sở, ban, ngành.

Ngoài ra, 41,4% doanh nghiệp được khảo sát cho hay cần có chi phí không chính thức để công việc được giải quyết như mong muốn. Và chỉ 46% doanh nghiệp nói rằng chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được.

“Mặc dù doanh nghiệp đánh giá tích cực các khía cạnh cung cấp, công khai phí, lệ phí, biểu mẫu thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước nhưng cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp cận những thông tin thực chất và chất lượng hơn như kế hoạch sử dụng đất, chính sách ưu đãi mới, đấu thầu công… Bên cạnh đó, việc thông tin thiếu minh bạch cũng dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ cảm nhận không tốt về “cạnh tranh bình đẳng” cũng như phát sinh những “chi phí không chính thức” - Viện Nghiên cứu KTXH Đà Nẵng đánh giá.

Sở ngành cần tiếp thu

Sau khi báo cáo này được công bố, một số đơn vị đã có ý iến không đồng tình vì cho rằng, bộ tiêu chí đánh giá chưa thỏa đáng, chưa phản ánh đầy đủ, chính xác bản chất hoạt động của các đơn vị.

Chia sẻ về điều này, ông Võ Ngọc Đồng - Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng - nói rằng: “Quan điểm của các sở ngành là đánh giá năng lực cạnh tranh có nhiều vấn đề nên việc chỉ lấy ý kiến doanh nghiệp là chưa đủ. Đó còn là mối quan hệ giữa người dân, các cơ quan tiếp xúc với nhau trong quá trình xử lý công việc. Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên chỉ số này được công bố, việc một số đơn vị không đồng tình cũng là dễ hiểu, nhưng nếu không làm thì sẽ không bao giờ biết được mình thiếu sót ở đây. Các cơ quan đơn vị cần tiếp nhận kết quả này với tinh thần tiếp thu, cầu thị, điều chỉnh bộ chỉ tiêu đánh giá để kết quả được khách quan, sát thực tế để khi công bố, các đơn vị sẽ thấy được những điều mình được và chưa được để hoàn thiện mình”.

Được biết, cuối tháng 9 vừa qua, UBND TP.Đà Nẵng đã lần đầu tiên công khai hơn 23.000 lô đất tái định cư với thực trạng đã có mặt bằng 15.607 lô, 247 khu đất lớn đã có mặt bằng, với diện tích 1.311.851m2. Việc công khai minh bạch quỹ đất được cả doanh nghiệp và người dân hoan nghênh bởi tiếp cận được thông tin này có thể giúp họ chủ động trong việc phát triển kinh doanh, ổn định cuộc sống. Đó chính là những điều mà doanh nghiệp và cả người dân mong mỏi.

“DDCI Đà Nẵng cho thấy, không có một đơn vị hoàn hảo và mỗi đơn vị cần nghiêm túc học hỏi cơ quan đứng đầu trong mỗi chỉ số thành phần. Đây là cách thức hiệu quả để cải thiện vị trí DDCI trong năm 2019 nói riêng và duy trì, cải thiện thứ hạng PCI cũng như năng lực điều hành kinh tế của thành phố Đà Nẵng về trung và dài hạn” - Viện Nghiên cứu KTXH Đà Nẵng kỳ vọng.

Theo Thùy Trang/Báo Lao Động


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

16:05 , 02/05/2024

Theo nhận định của Sở Công Thương, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ.

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

08:00 , 02/05/2024

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay đã phối hợp cùng đối tác đầu tiên là The Pizza Company, để cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách hàng, góp phần nâng cao trải nghiệm và thúc đẩy doanh số.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

07:43 , 02/05/2024

Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài khiến giá cước vận tải biển tăng từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Đứng trước khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang tập trung đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

07:36 , 02/05/2024

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

07:16 , 02/05/2024

Theo dự báo, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng trong quý 2/2024.

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

23:01 , 01/05/2024

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó, có 19 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 35 cơ sở là doanh nghiệp, đại lý lớn chuyên kinh doanh phân bón; còn lại là các đại lý, hộ gia đình với quy mô và mức độ kinh doanh khác nhau.

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:55 , 01/05/2024

Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

18:51 , 01/05/2024

Thời gian qua huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, hữu cơ.