ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Độc đáo cây di sản ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh không chỉ mang giá trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật mà nơi đây còn lưu giữ hệ sinh thái rừng phong phú và độc đáo, trong đó có tới 18 cây cổ thụ được Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản. Hệ sinh thái rừng phong phú với nhiều cây di sản độc đáo đang thu hút đông đảo du khách đến thăm quan.

Mai Ngọc - Văn Tráng

07/10/2023 08:34

Nằm bên cạnh Nghinh môn của Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh từng có một cây đa sống cộng sinh với cây thị suốt gần 300 năm. Sau này khi cây thị cổ thụ chết, một cây thị non mọc lên trong lòng cây đa cổ thụ như một điềm báo linh thiêng và tốt lành về sức sống mới đang hồi sinh trên vùng đất cổ Lam Kinh. 

Độc đáo cây di sản ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Ảnh 2.

Cây đa - thị tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Với nhiều giá trị về mặt niên đại, cảnh quan, lịch sử và văn hóa tâm linh, năm 2013 cây đa - thị được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.

Độc đáo cây di sản ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Ảnh 3.

Bà Trình Thị Luận - Phụ trách phòng nghiệp vụ, Ban quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Bà Trình Thị Luận - Phụ trách phòng nghiệp vụ, Ban quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cây đa ôm cây thị đã tồn tại 300 năm như một sụ tiếp nối của dòng chảy lịch sử trên vùng đất cổ Lam Kinh. Năm 2013 cây đa - thị được công nhận là cây di sản, sau này cây thị cỗi chết đi có một cây thị con xanh tốt mọc lên. Cây di sản này là điểm nhấn trong rừng Lam Kinh thu hút đông du khách đến thăm".

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biêt Lam Kinh có tổng diện tích hơn 200ha, trong đó có trên 100ha rừng tự nhiên lâu đời. Theo khảo sát chưa đầy đủ, rừng Lam Kinh có khoảng 200 - 300 loài thực vật, trong đó có tới 80 loài gỗ quý như: lim, lát, dổi, de, vù hương và nhiều loài dược liệu quý. Đặc biệt, rừng Lam Kinh có 18 cây di sản gồm các loại: đa, lim, sấu, đại, xoài đất, dổi..vv, trong đó có 13 cây thuộc phạm vi di tích Lam Kinh và 5 cây thuộc phạm vi đền thờ Lê Lai. 

Độc đáo cây di sản ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Ảnh 4.

Đây đều là những cây có tuổi đời trên 200 năm có giá trị về bảo tồn nguồn gien thực bản địa quý như cây lim, dổi. Ngoài ra những cây di sản này còn có hình dáng đặc sắc, độc đáo có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, mỹ quan gắn với sự tồn tại của kinh đô thờ tự cổ của nhà Hậu Lê cách đây hơn nửa thế kỷ.

Độc đáo cây di sản ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Ảnh 5.

Chị Hoàng Thị Hiền - Thuyết minh viên Ban quản lý Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Chị Hoàng Thị Hiền - Thuyết minh viên Ban quản lý Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh chia sẻ: "Hệ thống cây di sản ở Lam Kinh có tuổi đời từ 300 - 400 năm, có những cây có tuổi đời đến 600 năm. Trong quá trình hướng dẫn du khách, du khách rất thích đến đây vì các cây di sản nằm cận các di tích. Du khách đến ôm vòng quanh các cây di sản và rất sảng khoái. Có lẽ đây cũng là điều thu hút du khách khi đến Lam Kinh".

Bà Trình Thị Luận - Phụ trách phòng nghiệp vụ, Ban quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng Lam Kinh nói chung, hệ thống cây di sản nói riêng, thời gian qua, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã thực hiện nhiều biện pháp như tăng cường chăm sóc, bảo vệ. Đồng thời, chú trọng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và tạo môi trường sinh trưởng ổn định cho các loài thực vật. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân trong công tác bảo vệ rừng. Ngoài ra, chú trọng việc giới thiệu giá trị của các cây di sản đến với đông đảo du khách...".

Độc đáo cây di sản ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Ảnh 6.

Có thể nói, việc vinh danh cây di sản Việt Nam sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật quý dưới tán rừng Lam Kinh, qua đó nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng. Từ đó góp phần xây dựng Lam Kinh thực sự trở thành điểm "di tích xanh" độc đáo, hấp dẫn, thu hút du khách đến thăm quan và thưởng ngoạn.

Nguồn: Bản tin THNM ngày 7/10

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên

07:30 , 20/02/2025

Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"

11:07 , 19/02/2025

Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân

Về làng cổ Tường Vân

10:38 , 19/02/2025

Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường

23:12 , 18/02/2025

Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025

20:20 , 18/02/2025

Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

23:06 , 17/02/2025

Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.


Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp

Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp

06:16 , 17/02/2025

Trung Quốc sẽ miễn thị thực cho đoàn du lịch từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đến thăm Tây Song Bản Nạp - một điểm đến nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - nếu du lịch trong vòng tối đa 6 ngày.

Mùa du lịch văn hóa

Mùa du lịch văn hóa

18:09 , 16/02/2025

Với sự đa dạng về văn hóa và thiên nhiên, du lịch văn hóa xứ Thanh đang là “điểm hẹn mùa xuân” hấp dẫn du khách gần xa. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 675 nghìn lượt khách, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch này.

Về nơi cửa biển

Về nơi cửa biển

15:24 , 16/02/2025

Với hơn 102km đường bờ biển, từ lâu, tỉnh Thanh Hóa lưu dấu ấn đậm nét của các cửa biển lớn…

Triển lãm sinh vật cảnh huyện Hoằng Hóa năm 2025

Triển lãm sinh vật cảnh huyện Hoằng Hóa năm 2025

09:39 , 16/02/2025

Sáng 15/2, Hội Sinh vật cảnh huyện Hoằng Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Medipha đã tổ chức triển lãm sinh vật cảnh năm 2025.