ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đón Tết năm cùng ở làng Dao

Chỉ còn không đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cùng với đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đồng bào Dao cũng đang háo hức chuẩn bị đón năm mới với những bản sắc văn hóa riêng của mình.

03/01/2025 23:27

Chúng tôi tìm về các thôn bản của đồng bào Dao Quần Chẹt ở huyện miền núi Cẩm Thủy vào những ngày đầu xuân. Trong cảm nhận của chúng tôi, mùa xuân nơi miền sơn cước này dường như đến sớm hơn: từ sự tươi non của những nương ngô, vạt lúa, sắc đào phai rung rinh trong gió, cho đến những bộ trang phục truyền thống rực rỡ của người Dao… Và ở đây, chúng tôi được tham dự "Tết năm cùng" – một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Dao Quần Chẹt Thanh Hóa.

Đón Tết năm cùng ở làng Dao- Ảnh 1.
Đón Tết năm cùng ở làng Dao- Ảnh 2.

Năm nào cùng vậy, cứ vào khoảng tháng 11 - 12 âm lịch, người Dao Quần Chẹt lại tổ chức Tết năm cùng. Theo lời của các già làng thì ngày Tết năm cùng vừa là dịp để người Dao báo cáo với ông bà, tổ tiên về thành quả một năm lao động của gia đình, dòng họ; vừa là dịp để con cháu đi làm ăn xa trở về cùng sum họp đoàn viên. Bởi vậy, vào 2 tháng cuối năm, khi mùa màng đã thu hoạch xong, mỗi gia đình người Dao Quần Chẹt lại luân phiên tổ chức ăn Tết năm cùng.

Để có thể tổ chức một cái Tết năm cùng thật đầy đủ, tươm tất thì ngay từ những ngày tháng 9 âm lịch, các gia đình đã phải chuẩn bị gạo nếp ngon, nuôi lợn, nuôi gà để cuối năm khao cả họ. Nếu năm nào họ hàng, bạn bè đến đông thì cái Tết được xem là đầm ấm và đông vui, sang năm mới gia đình đó sẽ làm ăn may mắn, phát đạt hơn.

Đón Tết năm cùng ở làng Dao- Ảnh 3.

Đối với người Dao Quần Chẹt thì nghi lễ báo công phải mời các thầy cúng trong làng đến làm lễ. Tùy vào điều kiện kinh tế từng gia đình, làm lễ càng to càng tốt, nhưng lợn, gà trống và bánh dày là những thứ không thể thiếu.

Nét đặc biệt nhất trong cái Tết năm cùng của đồng bào Dao Quần Chẹt chính là món bánh dày. Bánh dày được làm từ gạo nếp dẻo ngon đã được lựa chọn kỹ, sau đó đem ngâm, cho vào hông đồ thành xôi chín, rồi đổ vào cối đá cho 2 thanh niên khỏe mạnh cùng nhau giã. Họ giã đến khi nào những hạt cơm nếp nhuyễn tạo thành một khối dẻo, dứt không ra mới thôi.


Sau khi giã nhuyễn, bà con nặn bột thành từng chiếc bánh và rắc lên đó một chút vừng, không cho thêm bất cứ gia vị nào khác. Các già làng cho biết, từ xa xưa người Dao đã quan niệm rằng: hạt gạo là ngọc của trời ban cho dân làng, bởi thế, khi làm chiếc bánh dày (tượng trưng cho Trời) thì phải để nó trắng trẻo, thơm ngon nhất. Theo quan niệm, mẻ bánh dày đầu tiên tất cả mọi người không ai được nếm thử, vì đây là mẻ bánh dành để cúng ông bà tổ tiên, từ mẻ bánh thứ hai trở đi mọi người mới được ăn, các cụ cao tuổi là người được mời thưởng thức trước.

Đón Tết năm cùng ở làng Dao- Ảnh 4.

Theo tục của người Dao quần chẹt, tất cả thức ăn đều phải để trên lá chuối tươi, cho dù nhà có điều kiện bao nhiêu đi nữa thì cũng phải làm như vậy. Thầy cúng và các vị chức sắc trong làng sẽ được gia đình bố trí ngồi cao nhất và được phép ăn trước, sau đó, lần lượt đến khách mời của bố mẹ, con cái và anh em nội ngoại. Trước khi dùng bữa, mọi người cùng nâng chén để chúc cho gia chủ sang năm mới gặp nhiều điều may mắn, bình an.

Đón Tết năm cùng ở làng Dao- Ảnh 5.

Sau khi đón Tết năm cùng xong, bà con người Dao thường tổ chức các hoạt động văn nghệ nhằm tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó cũng như tạo không khí vui tươi, phấn khởi đón chào năm mới. Trong những dịp như thế này, các làn điệu Páo dung lại được cất lên. Páo dung là một loại hình dân ca của người Dao, ra đời và phát triển từ trong lao động sản xuất, từ nhu cầu đời sống tinh thần và tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Dao. Lời ca chuyển tải tâm tư, tình cảm và ước muốn của bà con trong cuộc sống thường ngày. Hát Páo dung được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Dao Quần Chẹt.

Chia tay đồng bào Dao, chúng tôi giữ mãi ấn tượng về không khí đón Tết của bà con nơi đây. Mặc dù đời sống mới có sự ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa, nhưng bà con vẫn một lòng giữ lấy truyền thống của cha ông để lại. Đó là nền tảng vững chắc để người Dao tồn tại và phát triển bền vững cùng các dân tộc anh em trên dải đất xứ Thanh.

Nguồn: Ký sự miền sơn cước/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước

07:45 , 20/02/2025

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên

07:30 , 20/02/2025

Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"

11:07 , 19/02/2025

Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân

Về làng cổ Tường Vân

10:38 , 19/02/2025

Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường

23:12 , 18/02/2025

Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025

20:20 , 18/02/2025

Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

23:06 , 17/02/2025

Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.


Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp

Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp

06:16 , 17/02/2025

Trung Quốc sẽ miễn thị thực cho đoàn du lịch từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đến thăm Tây Song Bản Nạp - một điểm đến nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - nếu du lịch trong vòng tối đa 6 ngày.

Mùa du lịch văn hóa

Mùa du lịch văn hóa

18:09 , 16/02/2025

Với sự đa dạng về văn hóa và thiên nhiên, du lịch văn hóa xứ Thanh đang là “điểm hẹn mùa xuân” hấp dẫn du khách gần xa. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 675 nghìn lượt khách, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch này.

Về nơi cửa biển

Về nơi cửa biển

15:24 , 16/02/2025

Với hơn 102km đường bờ biển, từ lâu, tỉnh Thanh Hóa lưu dấu ấn đậm nét của các cửa biển lớn…