ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đua số hóa, nhưng chiến thắng chỉ thuộc về ngân hàng nào hiểu rõ khách hàng nhất

Khi mọi ngân hàng đều xác định số hóa là con đường sống còn, ngân hàng nào hiểu rõ khách hàng và biết dùng công nghệ để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng sẽ có lợi thế dẫn đầu.

24/10/2020 12:36

Thị hiếu khách hàng dẫn dắt công nghệ

Vì sao khách hàng thế hệ trẻ ngày càng thích đặt hàng qua mạng? Vì sao một số tổ chức chuyển đổi thành công trong kỷ nguyên số, một số khác lại thất bại?

Những câu hỏi trên nhắc đến trong cuốn "The Digital Transformation Playbook: Rethink your business" - một cuốn sách về chiến lược trong kỷ nguyên số. Tuy nhiên, trong năm phương diện của chuyển đổi kỹ thuật số, cuốn sách này lại không hề nhắc đến cụm từ "công nghệ". Lý do là trong nền kinh tế kỹ thuật số, cạnh tranh và khách hàng, chứ không phải công nghệ, mới là những yếu tố chính định hướng và dẫn dắt quá trình chuyển đổi số.

Lập luận này cũng không khác biệt với lĩnh vực ngân hàng. Trên thực tế, một số ngân hàng nội đã sớm đi tiên phong trong chiến lược phát triển ngân hàng số để phục vụ và thu hút khách hàng mới, đặc biệt là khách hàng trẻ, như TPBank, VIB, VPBank hay Techcombank.

 

Đua số hóa, nhưng chiến thắng chỉ thuộc về ngân hàng nào hiểu rõ khách hàng nhất - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

TPBank là ngân hàng đầu tiên triển khai định danh khách hàng điện tử (eKYC) trên nền tảng ứng dụng di động, cho phép khách hàng mở tài khoản ở mọi nơi chỉ với chiếc smartphone mà không cần phải đến LiveBank hay phòng giao dịch

Điều này cũng dễ hiểu trong thời đại internet đang ngày càng trở nên cực kỳ quan trọng và chiếc điện thoại thông minh là vật bất ly thân gần như với tất cả mọi người, chậm trễ trong chuyển đổi số có nghĩa là tự buộc đá vào chân mình.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho rằng: Dịch vụ ngân hàng số mà khách hàng biết đến và sử dụng là những thành quả cuối cùng của quá trình chuyển đổi số, là "phần nổi của tảng băng". Còn phần chìm lớn hơn rất nhiều, đó những giải pháp, ứng dụng trong nội bộ ngân hàng để đồng bộ với những giải pháp, tính năng mới của ngân hàng số, mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng. Những giải pháp này đều bắt nguồn từ sự thấu hiểu khách hàng.

“TPBank có thế mạnh là đi trước về công nghệ, nhưng công nghệ thì các ngân hàng khác cũng có thể sở hữu được. Lợi thế chính của chúng tôi là hiểu rõ khách hàng của mình và phát triển các sản phẩm công nghệ dựa trên sự thấu hiểu đó,” ông Hưng bật mí về bí quyết giúp TPBank vươn lên trở thành ngân hàng số hàng đầu Việt Nam, đồng thời không quên nhắc lại slogan “Vì chúng tôi hiểu bạn” của TPBank.

Nhưng hiểu rõ được khách hàng và mang lại cho họ trải nghiệm tốt nhất, với nhiều ngân hàng, không phải là dễ. Công nghệ một lần nữa đóng vai trò là lời giải.

Tại một cuộc hội thảo về dữ liệu lớn (big data) mới được tổ chức tại Hà Nội, Ông Nguyễn Kim Anh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết nguồn dữ liệu mà các ngân hàng đang nắm trong tay là một “mỏ dầu mới” cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển đố số. Nói một cách khác, ngân hàng hàng biết sử dụng công nghệ để phân tích, đánh giá hành vi khách hàng, ngân hàng đó sẽ có lợi thế trong cuộc đua.

Quay trở lại trường hợp của TPBank, ngân hàng này đã hợp tác với các tổ chức công nghệ lớn như IBM và FPT triển khai một hệ thống phân tích và quản lý dữ liệu, nhằm hiểu rõ hơn thói quen đang thay đổi nhanh chóng của tất cả các đối tượng khách hàng. Từ đó, nhanh chóng điều chỉnh hoặc đưa ra những giải pháp, dịch vụ mới phù hợp với thói quen và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

 Những sản phẩm từ sự thấu hiểu

Trong suốt gần 10 năm qua, dù có chưa đến 90 chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng khách hàng của TPBank vẫn tăng mạnh từ khoảng 60.000 năm 2012 lên hơn 3,3 triệu khách cuối năm 2019, tương đương với lượng khách của những ngân hàng có hàng trăm phòng giao dịch. Thành công đó đến từ việc ngân hàng lựa chọn phân khúc chiến lược hướng vào những khách hàng trẻ tuổi, và tiên phong đưa ra những sản phẩm công nghệ tài chính đáp ứng đúng thị hiếu của giới trẻ.

“Thói quen của khách hàng trẻ đang thay đổi, trong lĩnh vực ngân hàng, họ không thích đến phòng giao dịch trong giờ hành chính, xếp hàng chờ tới lượt. Họ thích sự tiện lợi nhất có thể, sử dụng dịch vụ ngân hàng với tốc độ nhanh nhất, ở mọi lúc, mọi nơi, nhưng lại an toàn nhất,” ông Đinh Văn Chiến, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng Cá nhân của TPBank, chia sẻ.

Dựa trên sự hiểu biết đó, TPBank đã trở thành ngân hàng đầu tiên, cho đến nay vẫn là duy nhất, ra mắt hệ thống ngân hàng tự động LiveBank tại Việt Nam vào năm 2017. Đây là hệ thống ngân hàng tự động 24/7 có thể thực hiện tới 70-80% giao dịch của một chi nhánh truyền thống như rút tiền, gửi tiền, mở sổ tiết kiệm, đăng ký mở thẻ ATM, truy vấn tài khoản. Nhưng vượt trội hơn phòng giao dịch truyền thống, LiveBank luôn mở cửa đón khách vào bất kỳ giờ nào, ngày nào trong năm.

Không chỉ cho phép khách hàng giao dịch ở mọi thời điểm, công nghệ nhận diện khuôn mặt và vân tay của LiveBank cũng mang lại sự tiện lợi khi cho phép khách hàng giao dịch mà không cần mang theo thẻ. Sau 3 năm triển khai, hơn 300 LiveBank được lắp đặt đã thu hút trên 2 triệu người dùng, cho thấy sự phản hồi tích cực của khách hàng đối với công nghệ ngân hàng mới này của TPBank.

Không dừng lại ở đó, từ sự thấu hiểu về thói quen gắn liền với chiếc smartphone của giới trẻ, cuối năm ngoái, TPBank đã ra mắt của nền tảng ứng dụng di động eBank X với nhiều cải tiến đáng kể so với những phiên bản trước nhờ giao diện thân thiện, tốc độ xử lý giao dịch ấn tượng. Tính năng đăng nhập bằng FaceID kèm với cơ chế eToken giúp người dùng có cảm giác nhàn hạ khi thao tác mà vẫn mang đến sự an tâm khi sử dụng. Và gần đây nhất, TPBank là ngân hàng đầu tiên triển khai định danh khách hàng điện tử (eKYC) trên nền tảng ứng dụng di động, cho phép khách hàng mở tài khoản ở mọi nơi chỉ với chiếc “smartphone” mà không cần phải đến LiveBank hay phòng giao dịch.

Ngoài ra, eBank X của TPBank còn liên kết với nhiều đối tác, từ dịch vụ mua sắm bán lẻ, dịch vụ công, bảo hiểm và tài chính, giáo dục và y tế, đến giải trí và du lịch. Mạng lưới liên kết đó đã tạo nên một hệ sinh thái đa dạng cho phép khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch mua bán trong cuộc sống hàng ngày.

“Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra, bất kỳ ngân hàng nào sở hữu công nghệ hiện đại, hiểu khách hàng và có một bộ máy hoạt động hiệu quả đều sẽ giành chiến thắng. Chúng tôi đang đi đúng con đường đó,” ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank, nhận định về sự cạnh tranh của các ngân hàng trong tương lai.

Trường Thịnh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

16:05 , 02/05/2024

Theo nhận định của Sở Công Thương, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ.

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

08:00 , 02/05/2024

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay đã phối hợp cùng đối tác đầu tiên là The Pizza Company, để cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách hàng, góp phần nâng cao trải nghiệm và thúc đẩy doanh số.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

07:43 , 02/05/2024

Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài khiến giá cước vận tải biển tăng từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Đứng trước khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang tập trung đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

07:36 , 02/05/2024

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

07:16 , 02/05/2024

Theo dự báo, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng trong quý 2/2024.

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

23:01 , 01/05/2024

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó, có 19 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 35 cơ sở là doanh nghiệp, đại lý lớn chuyên kinh doanh phân bón; còn lại là các đại lý, hộ gia đình với quy mô và mức độ kinh doanh khác nhau.

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:55 , 01/05/2024

Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

18:51 , 01/05/2024

Thời gian qua huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, hữu cơ.