ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý tiệm cận dần với giá thị trường

Ngành thống kê góp phần xây dựng kế hoạch điều chỉnh giá một số mặt hàng như xăng dầu, điện, dịch vụ y tế, giáo dục... phù hợp với thực tiễn.

11/12/2018 09:10

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, đến nay, có 22 bộ, ngành đã ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành, trong đó 15 bộ, ngành hoàn thành rà soát, hoàn thiện và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê để đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mới được quy định trong Luật Thống kê 2015.

Có 21 bộ, ngành ban hành chế độ báo cáo thống kê bộ, ngành. Trong đó, 11 bộ, ngành đã rà soát, cập nhật, ban hành chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành phù hợp với Luật Thống kê 2015 và hệ thống chỉ tiêu thống kê mới của bộ, ngành. Các bộ, ngành đã tổng hợp, công bố phần lớn chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công, ông Nguyễn Bích Lâm cho hay.

Theo đánh giá của Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm, các báo cáo, chỉ tiêu thống kê do các bộ, ngành phụ trách thu thập gửi Tổng cục Thống kê có chất lượng tương đối tốt. Nội dung các chỉ tiêu, phương pháp thu thập và xử lý số liệu cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý đã được điều chỉnh tiệm cận dần với giá thị trường. (Ảnh minh họa: KT)
Giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý đã được điều chỉnh tiệm cận dần với giá thị trường. (Ảnh minh họa: KT)

Đẩy mạnh phân tích và dự báo thống kê

Ông Lâm liệt kê một số báo cáo phân tích, dự báo có chất lượng được thực hiện thời gian gần đây như: Báo cáo kiểm kê đánh giá thực chất tình hình các nguồn lực của nền kinh tế (Tổng cục Thống kê); dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa (Bộ Tài chính); dự báo các chỉ tiêu vĩ mô quan trọng như CPI, GDP, M2, tín dụng, xuất nhập khẩu (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam); dự báo các chỉ tiêu liên quan đến thị trường lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); dự báo các mặt hàng nông lâm thủy sản theo quý (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); dự báo vận tải hành khách, hàng hóa (Bộ Giao thông vận tải); phân tích và dự báo tình hình tội phạm (Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Ông Nguyễn Bích Lâm cũng cho biết, công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa thống kê bộ, ngành và Tổng cục Thống kê ngày càng được quan tâm và đi vào thực chất hơn trong các khâu: thu thập, tổng hợp, xử lý, cung cấp, phổ biến thông tin, trao đổi nghiệp vụ thống kê.

Đặc biệt trong năm 2017 và năm 2018, Tổng cục Thống kê đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế theo từng quý cùng với các giải pháp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ làm căn cứ để chỉ đạo, điều hành nền kinh tế. Phối hợp xây dựng kế hoạch điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý như xăng, dầu, điện, dịch vụ y tế, giáo dục phù hợp với thực tiễn, tiệm cận dần với giá thị trường, đồng thời vẫn bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức Quốc hội đề ra; xây dựng Báo cáo kiểm kê, đánh giá thực chất tình hình các nguồn lực của nền kinh tế trình Bộ Chính trị, người đứng đầu cơ quan thống kê Trung ương cung cấp thông tin.

Ngoài ra, ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng, các bộ, ngành cũng đã quan tâm, chú trọng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích và phổ biến thông tin. Hầu hết các bộ, ngành đều có Trang thông tin điện tử; một số bộ, ngành xây dựng các đề án ứng dụng công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cho công tác thống kê tại bộ, ngành ngày càng hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian cập nhật dữ liệu, tiết kiệm nhân lực và chi phí. 

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, bất cập như: xây dựng, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê của một số bộ, ngành còn chậm, chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung theo Luật Thống kê 2015; nhiều bộ, ngành chưa thu thập, tổng hợp đầy đủ thông tin các chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công, thiếu các phân tổ chủ yếu hoặc chưa kịp thời. 

Một số bộ, ngành chưa xây dựng, ban hành Quy chế phổ biến thông tin thống kê và Lịch phổ biến thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; hoạt động phối hợp, chia sẻ thông tin thống kê, nhất là sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn hạn chế, dẫn đến một số bộ, ngành khi tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu được phân công liên quan đến bộ, ngành khác gặp khó khăn về nguồn thông tin. Việc phân tích và dự báo thống kê của bộ, ngành còn yếu, số lượng và chất lượng sản phẩm phân tích, dự báo còn hạn chế. Năng lực và nhân lực làm phân tích và dự báo chưa đáp ứng yêu cầu… 

Để tiếp tục đẩy mạnh thống kê bộ, ngành, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cũng đã đề xuất các giải pháp như: cần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm thông tin thống kê, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của xã hội; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để hệ thống thống kê bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương hoạt động đồng bộ, thống nhất; khẩn trương thu thập, tổng hợp chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công; đồng thời, đẩy mạnh việc phân tích và dự báo thống kê, nhất là phân tích vĩ mô, phân tích chuyên sâu, các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội; tiếp tục đẩy mạnh phổ biến thông tin thống kê theo hướng đa dạng hóa hình thức phổ biến thông tin.

Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm, các bộ, ngành cần tăng cường hợp tác quốc tế về thống kê. Thống kê bộ, ngành phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện việc hài hòa và chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê bảo đảm tính so sánh quốc tế.

Thống kê tốt sẽ xoá tình trạng "chân phanh, chân ga"

Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ đã ký cơ chế phối hợp từ năm 2016, có chương trình hành động cụ thể, chặt chẽ với Tổng cục Thống kê. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đề án nâng cao năng lực thống kê và dự báo ngành nông lâm thuỷ sản. 

Tuy nhiên, để đẩy mạnh hoạt động này, Bộ có triển khai 2 dự án là dự án công nghệ thông tin phục vụ điều hành ngành nông nghiệp đảm bảo thông tin thống kê được công bố công khai và minh bạch và dự án tổ chức thư viện và hệ dữ liệu điện tử nông nghiệp.

Tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ xây dựng hệ thống thông tin thống kê điều tra sản lượng thuỷ sản, số lượng tàu cá và chăn nuôi… đưa vào cơ sở dữ liệu điện tử để tổ chức khai thác dữ liệu tốt hơn, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nêu rõ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng hệ thống thông tin thống kê điều tra sản lượng thuỷ sản. (Ảnh minh họa)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng hệ thống thông tin thống kê điều tra sản lượng thuỷ sản. (Ảnh minh họa)

Theo tính toán sơ bộ của ông Tuấn, giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp vào GDP sẽ cao hơn nhiều so với mức tính 2.000 tỷ đồng như giá tính toán như hiện nay.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng cho rằng cần có sự phối hợp thống nhất trong việc cung cấp thông tin giữa các cơ quan nông nghiệp với cơ quan thống kê xuất phát từ tiêu chí và phương pháp thực hiện thống nhất, khẳng định các số liệu thống kê của bộ cũng là pháp quy. 

Đề cập đến khó khăn trong việc thành lập bộ máy về thống kê, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải nêu thực tế: Uỷ ban không có bộ máy để thực hiện, xin mãi mới được một biên chế cho thống kê nên việc thống kê vẫn định tính, lãnh đạo khó quyết nên xảy ra tình trạng "chân đạp ga", "chân đạp phanh", do đó không làm được.

Trần Ngọc/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Giá xăng tăng, RON 95 áp sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, RON 95 áp sát 25.000 đồng/lít

15:12 , 02/05/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (2/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng nhẹ. Mỗi lít xăng RON 95 tăng 40 đồng, giá bán lên mức gần 25.000 đồng/lít.

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.

Thị trường thực phẩm ngày nghỉ lễ: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

Thị trường thực phẩm ngày nghỉ lễ: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

16:00 , 01/05/2024

Ghi nhận trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, nguồn cung thực phẩm tại Thanh Hóa khá dồi dào, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân, giá cả tương đối ổn định, chỉ một vài mặt hàng tăng giá.

Giá chung cư tăng cao nhưng rất ít giao dịch

Giá chung cư tăng cao nhưng rất ít giao dịch

08:25 , 01/05/2024

Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian gần đây, giá chung cư tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cao đột biến nhưng trên thực tế lại có rất ít giao dịch.

Mẫu xe Hyundai giảm giá mạnh tại đại lý

Mẫu xe Hyundai giảm giá mạnh tại đại lý

08:47 , 29/04/2024

Các mẫu xe Hyundai Accent, Custin và Stargazer X hiện được nhiều đại lý giảm tiền mặt trực tiếp từ vài chục đến gần trăm triệu đồng.

Ngành bán lẻ tăng khuyến mại kích cầu mua sắm dịp 30/4 - 1/5

Ngành bán lẻ tăng khuyến mại kích cầu mua sắm dịp 30/4 - 1/5

08:34 , 29/04/2024

Nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tại hầu hết các siêu thị, hệ thống phân phối, cửa hàng tiện ích trong cả nước đã chủ động tăng lượng hàng, đồng thời triển khai nhiều chương trình khuyến mại lên đến 100% cho khách hàng.

Đa dạng sản phẩm Ocop phục vụ dịp nghỉ lễ

Đa dạng sản phẩm Ocop phục vụ dịp nghỉ lễ

21:24 , 28/04/2024

Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm sản phẩm Ocop trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn và một số huyện trong tỉnh đã tổ chức hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm Ocop. Các chủ thể sản xuất đều rất tích cực tham gia, mang đến nhiều sản phẩm chất lượng để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

14:32 , 23/04/2024

Theo báo cáo của Sở Công thương Thanh Hoá, tháng 4/2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh đạt hơn 545 triệu USD, tăng 26,3% so với tháng trước và tăng 15,8% so với tháng cùng kỳ.

Tăng cường quản lý thị trường vàng

Tăng cường quản lý thị trường vàng

08:08 , 20/04/2024

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng nghiêm túc thực hiện các quy định về quản lý thị trường vàng trong nước.

Mở rộng thị trường tiêu thụ mắm truyền thống

Mở rộng thị trường tiêu thụ mắm truyền thống

18:07 , 18/04/2024

Với hơn 102km bờ biển, Thanh Hoá có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề kinh tế biển; trong đó, có nghề sản xuất mắm truyền thống. Những năm gần đây, các cơ sở làm mắm truyền thống đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô sản xuất cũng như sản lượng sản phẩm. Từ đó, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng tầm giá trị nước mắm truyền thống Thanh Hóa.