ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Gia Lai: Người phụ nữ "chân đất" tiên phong đưa cam sành về phố… "thu quả ngọt"

Từ bàn tay trắng, nhưng bà Hoàng Thị Thu (48 tuổi, trú tại thôn Ngol, thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) đã mạnh dạo đi đầu đưa loại cam sành trồng thử nghiệm trên vùng đất bazan. Trong vụ đầu tiên, với 800 gốc cam trên vùng đất "sỏi đá" bà Thu đã thu khoảng 100 triệu và mở ra mô hình mới cho bà con học hỏi.

13/11/2019 08:55

Vốn sinh ra và lớn lên ở Lạng Sơn, tuy nhiên do đất đai ít lại kém màu mỡ nên hai vợ chồng bà Thu khăn gói vào Gia Lai lập nghiệp. Năm 1996, hai vợ chồng bắt đầu chập chững những bước chân đầu tiên trong với cây cà phê. Thế nhưng, đến năm 2015, khi những cây cà phê bắt đầu già cỗi, kém năng suất; cà phê rớt vào thảm cảnh “mất mùa, mất giá’ nên bà Thu bàn bạc với chồng phá cà phê chuyển sang trồng cam sành.

Từ một nông dân “chân đất”, bà Thu đã khăn gói đi khắp một số huyện lân cận để học hỏi mô hình trồng cam. Đêm đêm, bà mò mẫm lên mạng bằng chiếc điện thoại nhỏ để học cách trồng và chăm sóc giống cam sành. “Khó khăn nối tiếp khó khăn”, cà phê “mất mùa” nên gia đình bà Thu khó khăn vì kinh tế, không có vốn đầu tư giống, làm đất.

Lúc này, bà Thu đã liên hệ với nguồn từ ngân hàng chính sách và huy động nhiều nguồn vốn để khởi nghiệp với loại cam sành. Thấy bà Thu liều lĩnh bỏ một số vốn lớn cả trăm triệu đồng để đầu tư vào cây trồng khá mới mẽ nên mọi người cũng khuyên can. Tuy nhiên, bà Thu vẫn quyết định trồng cây cam sành theo phương pháp xen canh, “lấy ngắn nuôi dài”.

Người phụ nữ “chân đất” tiên phong đưa cam sành về phố… “thu quả ngọt” - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Vườn cam trĩu quả của bà Hoàng Thị Thu trên vùng Cao Nguyên

“Nói là làm”, hai vợ chồng không trồng ồ ạt mà chỉ lấy mấy cây về thử nghiệm trước. Trò chuyện với chúng tôi, bà Thu kể lại: “Ngày đó, tính trồng cả vườn luôn nhưng sợ đất đai không thích hợp, vì thời điểm ấy xung quanh cũng chưa ai trồng loại cam này. Sau một thời gian theo dõi quá trình phát triển cũng như đơm hoa kết trái của loại cam này thì thấy phát triển khá nhanh. Ngoài ra, chất lượng cũng như số lượng cũng đạt tiêu chuẩn, khá ngọt và sai quả nên năm 2016 mua gần 800 cây giống dưới miền Tây về trồng hẳn…”.

Sau 28 tháng dày công chăm sóc kỹ càng, vụ thu bói năm 2018 vườn cam hơn 800 gốc của bà đã đạt 3 tấn quả, với giá bán 25.000 đồng/kg và bà đã thu được gần 70 triệu đồng. Theo dự tính của bà Thu vụ mùa năm nay vườn cam của bà sẽ đạt khoảng hơn 5 tấn.

Người phụ nữ “chân đất” tiên phong đưa cam sành về phố… “thu quả ngọt” - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Mô hình trồng cao của bà Thu được thử nghiệm đầu tiên trên vùng đất đỏ

Với việc đi đầu đưa mô hình cam sành trên vùng đất sỏi đá đã mở ra một con đường mới cho các hộ dân trên địa bàn. Đồng thời, hàng năm bà con thuê nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số đi chăm sóc vườn cam nhằm tăng thu nhập trong thời gian nhàn rỗi.

“Hiện tại, về thổ nhưỡng và khí hậu đất ở đây rất thích hợp để trồng cam, năng suất khá cao lãi nhiều hơn so với trồng cà phê ngược lại công cán cũng thấp hơn so với cà phê, hồ tiêu. Về bệnh tật, cam thường mắc một số loại bệnh như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ…Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì những bệnh này cũng không hẳn là quá nguy hiểm. Tôi và chồng cũng thường xuyên ủ tỏi, ớt để phun, ngoài ra cần thường xuyên tiến hành tỉa cành già, cành sâu bệnh và phun thuốc trừ sâu để phòng ngừa các loại bệnh trên…”, bà Thu kể.

Người phụ nữ “chân đất” tiên phong đưa cam sành về phố… “thu quả ngọt” - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nhiều hộ nông dân đã đến tìm hiểu để chuyển đổi cây trồng giúp phát triển kinh tế

Cũng theo bà Thu, sau khi thu hoạch được khoảng 1 tháng cần tiến hành cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng…Đặc biệt, người dân nên quét vôi vào gốc cây phòng trừ sâu bệnh và bắt đầu một vụ mùa mới chất lượng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần tiến hành bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời và đúng cách để cây có thể hút chất dinh dưỡng chuẩn bị cho một vụ mùa mới.

Dù bước đầu đã thành công với cam sành nhưng bà Thu không mở rộng thêm diện tích cam mà quay sang thử nghiệm quýt đường. Hiện trong vườn của bà đã có gần 600 cây quýt đường, ngoài ra bà còn xen canh thêm 150 cây sầu riêng. Sau 3 năm gắn bó với cây ăn quả trong vườn, giờ đây vườn bà Thu đã có đủ các loại cây như cam sành, quýt đường, bưởi da xanh, sầu riêng…

Người phụ nữ “chân đất” tiên phong đưa cam sành về phố… “thu quả ngọt” - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Vườn cam đang phát triển tốt trên mảnh đất Cao Nguyên

Nhận xét về mô hình trồng cam sành và quýt đường của gia đình bà Thu, đại diện Trưởng thôn làng Ngol chia sẻ: “Cá nhân bà Thu là người phụ nữ khá mạnh dạn trong việc tiên phong các mô hình kinh tế trong làng. Thời điểm ấy, dù không có ai giám thử nghiệm trồng cam, không có một cây cam xuất hiện trên vùng đất này nhưng bà vẫn mạnh dạn đưa về trồng.

Hiện vườn cam của bà Thu phát triển khá tốt, quả khá sai và rất ngọt. Bên cạnh việc làm giàu cho bản thân, bà Thu còn tận tình tuyên truyền và hướng dẫn bà con trong làng mạnh dạn chuyển đổi cây trồng. Cụ thể, ngay sau khi người dân chuyển sang trồng xen các loại cây ăn quả bà đã tận tình truyền đạt kinh nghiệm cho họ”.

  Phạm Hoàng/ Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa: Doanh nghiệp ngành gỗ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu

Thanh Hóa: Doanh nghiệp ngành gỗ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu

08:13 , 18/05/2024

Hiện nay, Thanh Hóa có hơn 200 cơ sở chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Để các doanh nghiệp ngành gỗ ổn định sản xuất và phát triển thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đang định hướng cho các doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến thị trường để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thanh Hoá đứng thứ 12 toàn quốc về tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Thanh Hoá đứng thứ 12 toàn quốc về tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công

20:25 , 17/05/2024

Đến ngày 9/5/2024, tỉnh Thanh Hoá đã giải ngân gần 3.650 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 28,4% kế hoạch; đứng thứ 12 về tỷ lệ giải ngân vốn nhanh trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm OCOP, phục vụ thị trường du lịch

Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm OCOP, phục vụ thị trường du lịch

18:00 , 17/05/2024

Khởi động cùng mùa du lịch, các đơn vị, chủ thể sản xuất sản phẩm Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường. Không chỉ đầu tư nâng cao chất lượng, các chủ thể sản xuất còn quan tâm da dạng hóa mẫu mã sản phẩm theo hướng làm quà tặng cho khách du lịch.

Thanh Hóa năng suất lúa xuân đạt cao hơn so với cùng kỳ

Thanh Hóa năng suất lúa xuân đạt cao hơn so với cùng kỳ

08:57 , 17/05/2024

Thời điểm này, bà con nông dân Thanh Hóa đang bắt đầu thu hoạch lúa vụ chiêm xuân 2023 - 2024. Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ chiêm Xuân năm nay được mùa, sạch sâu bệnh, năng suất ước đạt 67,5 - 68 tạ/ha, tăng hơn so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng

08:00 , 17/05/2024

Theo số liệu từ tổng cục thống kê Việt Nam, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 4/2024 ước đạt gần 44 nghìn tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt trên 142 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

08:37 , 16/05/2024

Góp ý vào dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Tăng cường quản lý hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

Tăng cường quản lý hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

08:31 , 16/05/2024

Bộ Tài chính vừa có Công điện về tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng.

Thanh Hóa phấn đấu giá trị sản xuất vụ thu mùa 2024 đạt trên 9 nghìn  tỷ đồng

Thanh Hóa phấn đấu giá trị sản xuất vụ thu mùa 2024 đạt trên 9 nghìn tỷ đồng

08:09 , 16/05/2024

Vụ thu mùa năm 2024, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 152.000 ha với tổng sản lượng lương thực hơn 670.000 tấn. Tổng giá trị sản xuất vụ thu mùa năm 2024 phấn đấu đạt trên 9 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 4.300 tỷ đồng, bình quân thu nhập đạt 52,5 triệu đồng/ha.

Thị trường xuất khẩu gạo khởi sắc

Thị trường xuất khẩu gạo khởi sắc

08:03 , 16/05/2024

Năm 2024, xuất khẩu gạo có nhiều thuận lợi khi đơn hàng nhiều, giá bán cũng tăng lên. Không chỉ nhu cầu nhập gạo từ các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) tăng trưởng cao mà ngay cả các nước trong khu vực ASEAN cũng tăng như Philippines, Indonesia.

Việt Nam thu hút mạnh dòng vốn FDI

Việt Nam thu hút mạnh dòng vốn FDI

07:57 , 16/05/2024

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm ước đạt 6,28 tỉ USD. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong vòng 5 năm qua.