Giao thông đường sắt
Thanh Hóa nỗ lực xóa lối đi dân sinh qua đường sắt
Thực hiện Quyết định số 358 của Chính phủ về xóa lối đi dân qua đường sắt, từ đầu năm 2024 đến nay Công ty Cổ phần Đường sắt Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, nỗ lực xóa lối đi dân sinh qua đường sắt.
Siết chặt xử lý vi phạm tại các đường ngang giao cắt giữa đường sắt và đường bộ
Hiện nay, Thanh Hóa đang tồn tại 69 đường ngang giao cắt giữa đường sắt và đường bộ. Đây là những vị trí có nguy cơ cao xảy ra mất an toàn giao thông. Vì vậy, từ 1/10, Trạm Cảnh sát giao thông Quảng Xương (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thanh Hóa) đã phối hợp với Công an các huyện, thị xã, thành phố có tuyến đường sắt đi qua, đẩy mạnh tuyên truyền, xử lý người tham gia giao thông vi phạm quy định về trật tự giao thông, phòng ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn.
Xử lý vi phạm giao thông đường sắt tại các đường ngang dân sinh trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
Thời gian vừa qua, tại một số đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt thuộc địa bàn thành phố Thanh Hoá, tình trạng người dân vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường sắt diễn ra khá phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Trước thực trạng trên, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hoá đang phối hợp với Công an thành phố Thanh Hoá tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cả nước còn hơn 1.000 điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt
Trong báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông lĩnh vực đường sắt từ năm 2019 đến hết năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện nay trên tuyến đường sắt Bắc-Nam vẫn còn trên 1.000 điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
Hơn 1.000 điểm tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, trên dọc hành trình tàu chạy Bắc - Nam vẫn có hơn 1.000 điểm tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
Tiếp tục ưu tiên kinh phí xoá bỏ các lối đi tự mở
Trước thực trạng tai nạn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở chiếm tới 52% tổng số vụ tai nạn giao thông đường sắt trong quý I năm 2024, Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố ưu tiên giải pháp xóa lối đi tự mở, xử lý điểm đen tai nạn, tăng cường đảm bảo an toàn.
Hơn 1.600 tỷ đầu tư cải tạo, nâng cấp đường ngang đường sắt trong giai đoạn 2015-2023
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, giai đoạn 2015-2023 nguồn ngân sách nhà nước đã dành hơn 1.600 tỷ đồng cho việc cải tạo, nâng cấp đường ngang qua đường sắt.
Quy định mới về kiểm tra chất lượng phương tiện đường sắt
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 01/2024 quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt
Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt đi qua, tăng cường công tác phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.
Tuyên truyền An toàn giao thông đường sắt
Sáng 8/1, Công ty cổ phần quản lý đường sắt Thanh Hóa, Hội Cựu Chiến Binh phường Đông Thọ đã phối hợp tổ chức tuyên truyền an toàn giao thông đường sắt, ký cam kết "Đoạn đường ông cháu cùng chăm" và phát động phong trào "Đường tàu – đường hoa" tại trường Trung học cơ sở Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa.
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt
Theo thống kê, tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua tỉnh Thanh Hoá có chiều dài 103km với 150 điểm giao cắt, trong đó có 70 đường ngang hợp pháp và 99 lối đi tự mở. Đáng chú ý là tai nạn giao thông đường sắt chủ yếu có tới gần 90% xảy ra tại các vị trí giao cắt với đường sắt. Vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, những năm qua, ngành Đường sắt Thanh Hóa đã tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn tại các đường ngang, đồng thời phối hợp với các địa phương xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt.
Ô tô vượt biển cấm gây mất an toàn giao thông đường sắt
Nhiều năm nay, tại đoạn đường ngang Giếng Tiên thuộc phường Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa) nối giữa đường Nguyễn Chí Thanh với đường Bà Triệu, giao cắt với tuyến đường sắt Bắc - Nam, mặc dù các cơ quan chức năng đã đặt biển cấm xe ô tô cả hai chiều để bảo đảm an toàn giao thông, nhưng tình trạng vi phạm vẫn diễn ra.
Đảm bảo an toàn giao thông đường sắt - Phụ thuộc vào ý thức người dân
Theo thống kê của ngành đường sắt, có tới 80% vụ tai nạn giao thông đường sắt diễn ra tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Việc không tuân thủ quy tắc giao thông của một bộ phận người dân khi đi qua những điểm giao cắt này luôn tiềm ẩn nguy cơ rất lớn xảy ra tai nạn giao thông. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tại những điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt cần có các giải pháp đồng bộ từ cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, đặc biệt là ý thức tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của mỗi người dân.
Triển khai nhiều biện pháp đảm bảo giao thông đường sắt
Theo thống kê của các ngành chức năng, có tới gần 90% số vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ. Để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt thì quan trọng nhất là tăng cường các biện pháp phòng tai nạn tại các vị trí trên.
Hiệu quả xóa bỏ lối đi tự mở giảm tai nạn giao thông đường sắt
Với mục tiêu đến năm 2025 sẽ xóa hoàn toàn lối đi dân sinh tự mở qua đường sắt, hiện nay Công ty cổ phần quản lý đường sắt Thanh Hóa - đơn vị được giao quản lý 103 km đường sắt qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với chính quyền 8 huyện, thị xã, thành phố có tuyến đường sắt đi qua, triển khai đồng bộ các giải pháp xóa bỏ lối đi dân sinh tự mở qua đường sắt.