Giữ gìn nghề dệt bản Thái
Bộ quần áo truyền thống nam giới của dân tộc Thái rất ít xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều lý do khác nhau nhưng phần lớn là do nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống đã dần mai một trong thời gian qua. Gần đây, nghề dệt thổ cẩm được khôi phục và phát triển, đã giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tổ dệt thổ cẩm Táy Dó bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân là một ví dụ.
Tổ dệt thổ cẩm Táy Dó bản Bèn được thành lập vào tháng 4/2023, có 26 hội viên và gần 20 khung dệt.
Hơn 1 năm nay, tổ dệt không chỉ là nơi trao đổi kinh nghiệm, truyền dạy nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống, mà còn trở thành địa chỉ sinh hoạt văn hóa, chia sẻ cuộc sống của chị em phụ nữ bản Thái.

Tổ dệt thổ cẩm truyền thống của chị em phụ nữ người Thái Trắng (Táy Dó) được thành lập là kết quả nỗ lực của rất nhiều người, nhưng có lẽ vui nhất là chị Vi Thị Luyến, người sáng lập nên Tổ dệt, hiện là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Xuân Lẹ. Chị Luyến kể cho chúng tôi nghe về những trăn trở khi thành lập tổ dệt, những thách thức và cả dự định đưa sản phẩm dệt truyền thống của người Thái Trắng, huyện Thường Xuân đạt chuẩn OCOP, có thể "lên sàn" thương mại điện tử. Qua đó, chúng tôi cảm nhận được tâm huyết và trách nhiệm thật đáng trân trọng của người con bản Thái này đối với bản sắc truyền thống của dân tộc.
Phóng viên Bá Phượng trao đổi cùng chị Vi Thị Luyến – Tổ trưởng Tổ dệt
Xuân Lẹ là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Thường Xuân, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Toàn xã có hơn 4.400 nhân khẩu, 98% là người Thái Trắng.
Hội Phụ nữ xã Xuân Lẹ có 826 hội viên thường xuyên tham gia sinh hoạt ở 8 chi hội thôn bản. Việc thành lập Tổ dệt và thương mại hóa sản phẩm truyền thống đã cho thấy bước phát triển mới trong tư duy làm kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã vùng cao này.
Trước đây, trong cộng đồng người Thái, công việc thêu dệt thổ cẩm không được coi là một nghề. Bởi nó chỉ là công việc tranh thủ khi rảnh rỗi hoặc nông nhàn của nữ giới, sản phẩm làm ra chỉ với mục đích phục vụ cuộc sống hàng ngày hoặc làm lễ vật khi đi lấy chồng. Ngày nay, công việc này đã được xem như một nghề, tạo ra sản phẩm hàng hóa, đem bán được và mang lại thu nhập cho bà con.

Ở tổ dệt, hội viên cao tuổi nhất khoảng 70 và trẻ nhất khoảng 30 tuổi. Tuy nhiên, họ có chung niềm đam mê và tình yêu cháy bỏng với sắc màu thổ cẩm truyền thống, nói riêng, bản sắc văn hóa của dân tộc, nói chung.
Năm nay, nghệ nhân Ngân Thị Quân dù mới gần 65 tuổi nhưng đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề. Dù mắt đã kém, tay chân cũng không còn linh hoạt, nhưng xét về thâm niên, sự lành nghề và hiểu biết về nghề dệt thổ cẩm ở xã vùng cao này thì không ai có thể sánh kịp.
Phóng viên Bá Phượng trao đổi cùng bà Ngân Thị Quân, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Bà Cầm Thị Ngọc, năm nay gần 60 tuổi, có hơn 40 năm gắn bó với khung cửi, với nghề trồng bông dệt vải, nuôi tằm lấy tơ. Cũng ngần ấy thời gian, bà Ngọc chứng kiến sự thăng trầm của nghề dệt, những khăn piêu, tà dượt (áo của người Thái Trắng), chiếc váy… xuất hiện ít dần trong bản.
Điều đặc biệt ở Tổ dệt thổ cẩm truyền thống Táy Dó bản Bèn là việc hoàn thiện quy trình sản xuất, phân công lao động trong mỗi công đoạn, phát huy tối đa sở trường và kinh nghiệm của mỗi thành viên trong quá trình hoàn thiện một sản phẩm. Người giàu kinh nghiệm đảm nhận những việc khó, phụ trách khâu hoàn thiện sản phẩm, những thành viên trẻ hơn thì làm những việc đơn giản.
Bà Vi Thị Dường nay cũng đã gần 70 tuổi, được mệnh danh là "phù thủy nhuộm vải thổ cẩm" của tổ dệt. Nghe hướng dẫn cách nhuộm một tấm vải thổ cẩm lên màu chàm như thế nào là đủ biết về kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của bà Đường đã đạt đến trình độ nghệ nhân trong nghề.

Bà Vi Thị Thị Đường, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công việc nhuộm vải tốn nhiều công đoạn. Bước 1, vào rừng lấy lá chàm. Bước 2, đun nước cho nóng vừa phải. Bước 3, cho sợi vải trắng vào ngâm. Bước 4, khi nguội cho thêm vôi vào để vò và trộn đều. Bước 5, cho vào ống bương để ngâm lắng nước. Nếu chưa đạt thì làm lại công đoạn 5 khoảng 3 lần để tấm vải đạt được màu sắc chuẩn, sau đó mới mang đi dệt thành tấm thổ cẩm làm váy, làm khan".
Với sự lan tỏa về giá trị và ý nghĩa của sản phẩm thổ cẩm truyền thống, đã có nhiều bạn trẻ trong bản, trong xã tìm đến các nghệ nhân tổ dệt để học thêu dệt thổ cẩm. Chị Lò Thị Doan, năm nay mới qua tuổi 30, hiện là Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Xuân Lẹ, cũng dành tình yêu sâu nặng và lòng tự hào đối với thổ cẩm, với vẻ đẹp của văn hóa truyền thống.
Phóng viên Bá Phượng trao đổi cùng chị Lò Thị Doan, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được khôi phục đã giúp chị em phụ nữ thôn Liên Sơn, xã Xuân lẹ, huyện Thường Xuân có thêm thu nhập khoảng 2 đến 3 triệu đồng 1 tháng. Dù nguồn thu được chưa nhiều, nhưng các chị ai cũng vui vì có thêm việc làm lúc rảnh rỗi, nông nhàn. Đáng quý hơn nữa là họ được góp sức cùng cấp ủy, chính quyền gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, biến nội sinh thành động lực cho sự phát triển, để từng bước giảm nghèo, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn trên mảnh đất quê hương.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp
Trung Quốc sẽ miễn thị thực cho đoàn du lịch từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đến thăm Tây Song Bản Nạp - một điểm đến nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - nếu du lịch trong vòng tối đa 6 ngày.

Mùa du lịch văn hóa
Với sự đa dạng về văn hóa và thiên nhiên, du lịch văn hóa xứ Thanh đang là “điểm hẹn mùa xuân” hấp dẫn du khách gần xa. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 675 nghìn lượt khách, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch này.

Về nơi cửa biển
Với hơn 102km đường bờ biển, từ lâu, tỉnh Thanh Hóa lưu dấu ấn đậm nét của các cửa biển lớn…
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.