ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hà Nội: Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử được thực hiện như thế nào?

Để sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án để đáp ứng tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất.

22/07/2021 08:57

1.200 dây chuyền tiêm, 100 tổ cấp cứu

Trước mắt, mục tiêu của thành phố là phải xây dựng phương án sẵn sàng triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 bảo đảm năng lực tiêm 200.000 mũi tiêm/ngày.

Để đáp ứng yêu cầu này, thành phố cần ít nhất 1.000 dây chuyền tiêm chủng. Để dự phòng trong trường hợp có dây chuyền tiêm chủng không hoạt động được vì các lý do khác nhau, thành phố cũng đã chuẩn bị thêm 200 dây chuyền dự phòng.

 

Hà Nội: Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử được thực hiện như thế nào? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Trước khi tiêm chủng vắc xin, người dân sẽ được khám sàng lọc kỹ các yếu tố nguy cơ (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Để đáp ứng đủ nhân lực cho các dây chuyền tiêm, bên cạnh lực lượng thường trực của ngành y tế, Hà Nội sẽ huy động thêm 1.995 người (5 cán bộ/dây chuyền tiêm), trong đó:

- Nhân lực huy động để tập huấn Cấp chứng nhận an toàn tiêm chủng (mỗi dây chuyền tiêm chủng có 3 người) là 1.097 cán bộ y tế (390 bác sĩ và 798 điều dưỡng) từ các bệnh viện, viện, trường cao đẳng, đại học, cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố.

- Nhân lực hỗ trợ cho các dây chuyền (2 người/dây chuyền) gồm 798 sinh viên các trường y trên địa bàn.

Để đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng, nhất là trong tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn cần phải huy động các tổ cấp cứu cơ động để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp xảy ra các sự cố tiêm chủng, qua rà soát hiện toàn thành phố có thể huy động 100 tổ cấp cứu cơ động để thực hiện nhiệm vụ này. Sở Y tế sẽ điều phối các tổ cấp cứu cơ động phù hợp với các điểm tiêm chủng theo từng khu vực.

13 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm chủng

Theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội, dân số Hà Nội đến ngày 31/12/2020 có 8.317.640 người và 605.698 người ngoại tỉnh lưu trú trên địa bàn thành phố, tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 18-65 tuổi là độ tuổi có chỉ định tiêm vắc xin AstraZeneca theo hướng dẫn của nhà sản xuất chiếm 62,3%, tuy nhiên theo thống kê nhanh từ các đợt tiêm vắc xin AstraZeneca vừa qua, tỷ lệ tiêm đạt khoảng 70% (có 30% đối tượng có chống chỉ định tiêm hoặc không đến tiêm). Đồng thời thành phố cũng sẽ mở rộng sang các đối tượng khác. Cùng với đó, Hà Nội cũng đã chủ động chia các đối tượng tiêm chủng thành 13 nhóm theo thứ tự ưu tiên:

1. Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế công lập và tư nhân, người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid-19 cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...); lực lượng Quân đội; lực lượng Công an.

 

Hà Nội: Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử được thực hiện như thế nào? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Lực lượng tuyến đầu chống dịch được ưu tiên tiêm chủng (Ảnh minh họa).

2. Nhân viên, cán bộ Ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh,

3. Cán bộ, người lao động của các cơ quan, đơn vị đã tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch, các đơn vị hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

4. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước, ngân hàng, kho bạc, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, cơ sở chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế, người dân ở vùng/khu du lịch...

5. Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, các tổ chức thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

6. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

7. Công nhân tại các khu Công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp.

8. Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi. Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.

 

Hà Nội: Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử được thực hiện như thế nào? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hà Nội cũng lập 100 tổ cấp cứu lưu động để đảm bảo an toàn cho người dân khi tiêm chủng (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

9. Người sinh sống ở các khu vực có dịch.

10. Các chức sắc, chức việc tôn giáo.

11. Các đối tượng là lao động phổ thông thường xuyên tiếp xúc với nhiều người tại những nơi tập trung đông người như: nhóm người lao động tự do, thường xuyên tiếp xúc với nhiều người như lái xe taxi, xe ôm, bốc vác, đánh giày, bán hàng rong...

12. Người làm việc trong các trại giam, trại tạm giam và phạm nhân.

13. Người dân không nằm trong các nhóm đối tượng nêu trên, nhưng có thể ưu tiên theo yêu cầu của công tác phòng chống dịch tại từng thời điểm cụ thể theo diễn biến tình hình dịch bệnh.

Phụ thuộc vào lượng vắc xin được cung ứng, phạm vi triển khai sẽ phân bổ vắc xin cho các quận huyện theo nguyên tắc:

- Khi nguồn vắc xin chưa đủ: Phân bổ số lượng vắc xin cho các quận, huyện, thị xã theo thứ tự ưu tiên: có ca F0 mới, có nhiều khu công nghiệp, có mật độ dân cư cao, có nhiều địa điểm thường tập trung đông người, nhiều ngành nghề dịch vụ, nhiều trường học, giáp ranh các tỉnh có dịch bệnh diễn biến phức tạp, cửa ngõ giao thông đi lại, có khu cách ly tập trung...

- Khi có đủ vắc xin: Triển khai đồng loạt trên toàn Thành phố.

Phối hợp điểm tiêm chủng cố định và lưu động

Các loại vắc xin đều được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận về khả năng đáp ứng miễn dịch và tính an toàn vì vậy việc phân bổ vắc xin được thực hiện như sau:

- Tiêm mũi một bằng loại vắc xin nào thì tiêm trả mũi 2 bằng loại vắc xin đó. Với người được tiêm mũi một bằng vắc xin của AstraZeneca, có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin của Pfizer, khoảng cách từ 8 - 12 tuần sau tiêm mũi một.

- Vắc xin có hạn sử dụng ngắn được cấp phát trước.

 

Hà Nội: Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử được thực hiện như thế nào? - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca.

Để tránh thắc mắc, khiếu nại, đảm bảo công bằng, minh bạch trong phân bổ vắc xin cho các quận, huyện, thị xã, phương án được đề xuất là thành phố sẽ phân bổ chỉ một loại vắc xin tại cùng thời điểm; các đơn vị triển khai tiêm hết loại vắc xin này mới chuyển sang loại vắc xin khác, nhưng phải dự trù đảm bảo tiêm đủ 2 mũi vắc xin cùng loại cho một người và tại mỗi điểm tiêm chủng chỉ tiêm một loại vắc xin ở cùng một thời điểm.

Lực lượng chức năng sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng theo 2 hình thức tổ chức điểm tiêm như sau:

- Tổ chức tại các điểm tiêm chủng cố định đã đủ điều kiện tiêm chủng bao gồm: trạm y tế, bệnh viện, cơ sở tiêm chủng dịch vụ, phòng khám đa khoa cả trong và ngoài công lập. Dự kiến bố trí 604 điểm cố định.

- Thiết lập các điểm tiêm chủng lưu động để triển khai tiêm chủng với số lượng lớn như: Thực hiện tiêm cho công nhân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu vực có nhiều cơ quan, đơn vị, các trường đại học, cao đẳng, hoặc khu vực đô thị có mật độ dân cư lớn, trong khi các điểm tiêm cố định không đáp ứng được yêu cầu (diện tích không đảm bảo cho giãn cách với số lượng người đông trong cùng một thời điểm). Dự kiến bố trí 596 điểm lưu động.

Công khai minh bạch mọi thông tin về chiến dịch

 

Hà Nội: Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử được thực hiện như thế nào? - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, công khai minh bạch mọi thông tin về chiến dịch tiêm vắc xin cho người dân (Ảnh: Mạnh Quân).

Để thực hiện thắng lợi chiến dịch tiêm chủng vắc xin, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đề nghị các cơ quan liên quan phải vào cuộc đồng bộ, phối hợp chặt chẽ cùng ngành y tế triển khai kế hoạch đề ra.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, công khai minh bạch mọi thông tin về chiến dịch tiêm vắc xin cho người dân; nêu rõ quan điểm mọi người dân đều bình đẳng về quyền lợi tiêm vắc xin; thông tin cụ thể các tác dụng phụ của vắc xin và phản ứng không mong muốn; vận động mọi người dân đủ điều kiện về sức khỏe và độ tuổi đi tiêm vắc xin khi thành phố được phân bổ đủ lượng vắc xin.

Minh Nhật/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ

18:08 , 02/05/2024

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ tăng mạnh. Bệnh viện phải bố trí thêm phòng khám bệnh và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho trẻ.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ năm 2024
giảm mạnh

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ năm 2024 giảm mạnh

09:01 , 02/05/2024

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023

18:10 , 01/05/2024

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4, 01/5 năm nay, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Năm nay, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

18:02 , 01/05/2024

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 3 tuổi ở Thanh Hóa bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch, do cha mẹ cho dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh.

Đảm bảo sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết nắng nóng

Đảm bảo sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết nắng nóng

08:45 , 01/05/2024

Thời tiết trên cả nước đang trải qua những đợt nắng nóng với nền nhiệt dao động từ 38 - 40 độ C, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, tăng cường các giải pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi thời tiết bất thuận đang là vấn đề được các trường hết sức quan tâm. Ghi nhận của phóng viên thời sự tại một số trường tiểu học, mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá.

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

20:28 , 30/04/2024

Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm về dịch vụ y tế kỹ thuật cao của khu vực Bắc Trung Bộ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thanh Hóa cũng luôn dành sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi người dân.

Các bệnh viện đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân dịp nghỉ lễ

Các bệnh viện đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân dịp nghỉ lễ

16:04 , 30/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay sát với ngày cuối tuần nên số ngày nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thường trực 24/24 giờ, đảm bảo công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư gan gia tăng và ngày càng trẻ hóa

Bệnh nhân ung thư gan gia tăng và ngày càng trẻ hóa

08:58 , 30/04/2024

Đến nay, ung thư gan đã trở thành căn bệnh ung thư có số ca mắc mới và tử vong mỗi năm cao nhất tại Việt Nam. Đáng lo ngại, bệnh ung thư gan đang ngày càng trẻ hóa.

Không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch

Không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch

08:38 , 30/04/2024

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Trong đó nhấn mạnh: các địa phương không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch.

Đề xuất hưởng Bảo hiểm y tế 100%, dùng thuốc như tuyến trên với một số trường hợp người bệnh

Đề xuất hưởng Bảo hiểm y tế 100%, dùng thuốc như tuyến trên với một số trường hợp người bệnh

09:57 , 29/04/2024

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đã đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật.