Hành trình 10 năm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực, tạo được chuyển biến tích cực, rõ nét trên nhiều phương diện, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, tiếp tục bồi đắp thêm truyền thống hiếu học và học giỏi của xứ Thanh.
Có thể khẳng định: Nghị quyết 29 đã đánh dấu bước phát triển mới về tư duy chiến lược của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nước ta. Để thực hiện Nghị quyết của Trung ương, trong 10 năm qua, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 4 kế hoạch, 2 quyết định, HĐND tỉnh ban hành 15 nghị quyết, UBND tỉnh ban hành 26 quyết định, 6 kế hoạch.
Các địa phương ban hành hàng trăm văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo, đồng thời ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư cho giáo dục.
Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Bên cạnh sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, Thanh Hóa cũng chú trọng xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và các địa phương trong tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 1988 cơ sở giáo dục phổ thông, 4 cơ sở giáo dục đại học, 11 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp, 7 trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, 559 trung tâm học tập cộng đồng, quy mô trường lớp học đáp ứng yêu cầu phát triển.
Cùng với đó, các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo được đổi mới theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đồng thời, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, phản ánh đúng chất lượng dạy và học, khắc phục bệnh thành thích trong giáo dục.
Nhờ vậy, chất lượng giáo dục đại trà của tỉnh trong những năm qua không ngừng được nâng cao, từ vị trí xếp thứ 47 cả nước năm 2015 đã vươn lên vị trí thứ 21 năm 2022. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm đạt 98% trở lên; là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đạt điểm 10 và số lượng học sinh đạt 27 điểm trở lên. Giáo dục mũi nhọn của Thanh Hóa giữ vững trong top đầu cả nước. Từ năm 2016 đến nay, học sinh Thanh Hóa đã giành được 14 huy chương Olympic quốc tế, 4 huy chương Châu Á Thái Bình Dương.
Thầy giáo Lê Thanh Hải, Hiệu trưởng trường THCS Lê Lợi, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Trong 10 năm qua, công tác xã hội hóa giáo dục tại Thanh Hóa cũng đã có những bước tiến mới; công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh, phong trào học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, yếu kém và nhiều khó khăn, thách thức. Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa thực sự là động lực bứt phá, là nguồn lực cạnh tranh của tỉnh trong phát triển kinh tế, xã hội, có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân; chất lượng đào tạo nghề nghiệp tuy đã nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường sử dụng lao động. Một số vấn đề nóng, bức xúc vẫn còn tồn tại, chưa được giải quyết hiệu quả, nhất là tình trạng thiếu giáo viên.
Phó Giáo sư -Tiến sĩ Trần Văn Thức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa
Phát huy những kết quả đạt được, vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm trong 10 năm qua, Thanh Hóa đang tiếp tục nỗ lực thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29 của Trung ương và nhiệm vụ "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển Thanh Hóa nhanh và bền vững" mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT giảm 1 buổi thi, 2 môn thi
(Chinhphu.vn) - So với những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 giảm 1 buổi thi, 2 môn thi, qua đó giảm áp lực, giảm chi phí xã hội nhưng vẫn bảo đảm chất lượng.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách
Ngày nay, khi thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mọi người có nhiều cách lựa chọn để cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức và phục vụ nhu cầu giải trí cho mình. Tuy nhiên, sách vẫn giữ vai trò quan trọng, bởi một cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà nó còn như chất xúc tác rèn luyện sự kiên nhẫn, giúp con người cảm thụ, suy ngẫm và có những góc nhìn mới về cuộc sống. Nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho thế hệ trẻ, nhiều địa phương, đơn vị đã có cách làm sáng tạo giúp các bạn trẻ tiếp thu kiến thức, cảm nhận cái hay, cái đẹp mà sách mang lại, hình thành phong trào đọc sách trong học sinh, đoàn viên, thanh niên và trong cộng đồng.
Chương trình trải nghiệm “Hành trình ký ức – truyền lửa thế hệ”
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trường Tiểu học, THCS & THPT Vinschool Star City đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức chương trình học tập trải nghiệm “Hành trình ký ức – truyền lửa thế hệ” cho học sinh khối 4,5.
Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc
Việc đẩy mạnh tuyên truyền và phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử đã và đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Qua nhiều hình thức truyền thông và giáo dục, tình trạng học sinh hút thuốc ngày càng giảm, đồng thời mô hình trường học không khói thuốc được hình thành.
Thanh Hoá còn hơn 1000 giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá còn 1.004 cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 2,34%. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo quy định tại Nghị định 71 ngày 30/6/2020 của Chính phủ, thời gian qua, ngành giáo dục Thanh Hoá đã tích cực vận động giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Dạy học ngôn ngữ: Xu hướng đổi mới và ứng dụng
Sáng ngày 21/12, trường Đại học Hồng Đức phối hợp với trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp và Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề "Dạy học ngôn ngữ: xu hướng đổi mới và ứng dụng".
Chung kết cuộc thi “ Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu”
Sáng ngày 21/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Chung kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu" và trao giải cho các đội. Cuộc thi do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ.
Nhiều hoạt động giáo dục ngoại khoá kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp cán bộ, giáo viên và học sinh thêm hiểu, tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.
Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025
Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.