Học sinh miền Nam - Cống hiến và tri ân
Trong giai đoạn 21 năm từ năm 1954 đến năm 1975 đã có hơn 32 vạn con em đồng bào miền Nam được chăm sóc, nuôi dưỡng và học tập trên đất Bắc. Và sau đó, tại những thời điểm lịch sử khác nhau và bằng nhiều con đường khác nhau, học sinh miền Nam lần lượt rời miền Bắc trở về Nam chiến đấu để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.
Từ năm 1964, khi đế quốc Mỹ đổ quân vào miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, hàng trăm học sinh miền Nam vừa tốt nghiệp cấp 3 đã tạm "gác bút nghiên" vượt tuyến lửa Trường Sơn trở vào Nam chiến đấu. Và sau đó, hàng ngàn học sinh miền Nam tốt nghiệp các ngành y dược, sự phạm, thông tin liên lạc cũng lần lượt trở về miền Nam chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Ông Huỳnh Văn Tuấn, học sinh miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: "Đăng kí lên đường đi chiến trường ai cũng muốn đóng góp 1 phần cho cuộc chiến của dân tộc. Tin thần hừng hực, ai cũng muốn có nguyện vọng vào chiến trường B2 là chiến trường ác liệt, chúng tôi muốn thử sức mình khi vào nơi nguy hiểm".
Học sinh miền Nam có mặt ở khắp các chiến trường sát cánh cùng đồng bào và chiến sĩ lập nhiều chiến công trên mặt trận chống đế quốc Mỹ. Nhiều người đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ như: nhà thơ Lê Anh Xuân, nhà báo Lê Đình Phụng, nhà báo, nhà văn Chu Cẩm Phong…
Bà Trần Thị Tố Nga, Cựu học sinh miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Lê Anh Xuân (tên thật là Ca Lê Hiến) là lớp trưởng của tôi. Cùng học trường miền Nam ở Nguyễn Trãi nhưng Ca Lê Hiến đi trước chúng tôi 1 năm. Mới đầu cũng là nhà thơ, lúc đi là giáo viên, giống như Chu Cẩm Phong. Hai người được phong anh hùng nhưng tất cả những người như họ đều xứng đáng là anh hùng".
Những học sinh miền Nam ở lại miền Bắc hoặc tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước được phân công vào bộ đội, công an và các ngành thiết yếu, tham gia chống chiến tranh phá hoại miền Bắc và xây dựng hậu phương miền Bắc vững mạnh để chi viện cho miền Nam.
Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, non sông Việt Nam liền một dải. Không thể diễn tả hết niềm vui sướng và hạnh phúc của học sinh miền Nam khi được trở về đoàn tụ cùng người thân trên quê hương sau thời gian dài xa cách.

Ông Nguyễn Hồng Châu, cựu học sinh miền Nam tập kết ra Bắc kể lại: "Nghe tin giải phóng, mọi người hân hoan, vui mừng không thể tưởng tượng ngày trở về sớm như thế, háo hức về Nam thăm gia đình. Tôi có nguyện vọng được chuyển về Nam, trường tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh làm nhiềm vụ giảng dạy".
Ngay từ những ngày tháng đầu khi miền Nam được giải phóng, đa số học sinh miền Nam đã trưởng thành trở về miền Nam, tham gia tiếp quản và xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng. Nhiều người sau này trở thành nhà khoa học, nhà giáo, văn nghệ sỹ nổi tiếng, nhiều doanh nhân thành đạt, các tướng lĩnh trong quân đội, công an... Đặc biệt, nhiều đồng chí trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương và nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Với truyền thống "uống nước nhớ nguồn" học sinh miền Nam đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp để tri ân công lao to lớn của Đảng, Bác Hồ và đồng bào miền Bắc ruột thịt. Họ đã tổ chức về lại các phương từng sinh sống và học tập để tham gia hỗ trợ xây nhà cho những gia đình nghèo, hỗ trợ xây trường học, lập quỹ khuyến học khuyến tài, xây dựng các điểm di tích mang đậm dấu ấn của sự kiện tập kết ra Bắc...

Ông Nguyễn Mười, Phó trưởng Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương
Ông Nguyễn Mười, Phó trưởng Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương cho biết: "Khi nhìn lại khó khăn của miền Bắc, chúng tôi mới hiểu hết những hi sinh và trách nhiệm phải tri ân bằng sự phấn đấu của mình cho xã hội. Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương đã kêu gọi tài trợ để đóng góp xây dựng con tàu tập kết, đến nay đã hoàn thành. Tất cả những cái đó lưu giữ để con cháu nhớ đến sự kiện này".
Năm tháng dù trôi xa đến đâu, các thế hệ học sinh miền Nam vẫn luôn thủy chung, vẹn toàn ân nghĩa với bạn bè, thầy cô và đồng bào miền Bắc ruột thịt. Học sinh miền Nam không chỉ một thời mà mãi mãi là những lớp người giàu lý tưởng cách mạng, luôn mang trong mình ý chí, khát vọng sẵn sàng hi sinh, cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước.

Nam sinh “10 năm được bạn cõng” tốt nghiệp loại giỏi Đại học Bách khoa Hà Nội
Tình bạn của Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh ở xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn vẫn được ví như câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Suốt 10 năm, không kể mưa hay nắng, Hiếu đều đặn đưa Minh đến trường trên đôi chân của mình vì Minh bị dị tật bẩm sinh. Sau những nỗ lực phi thường của cả 2, mới đây, Nguyễn Tất Minh đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính của trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Bãi rác gây ô nhiễm khu dân cư
Theo người dân thôn Nghĩa Hương, xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hoá, hiện nay, bãi tập kết rác tạm thời đặt gần thôn thường xuyên quá tải, không được xử lý kịp thời. Bãi rác tạm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong thôn.

Thanh Hóa có chất lượng dịch vụ công trực tuyến đạt mức tốt
Bộ Công an vừa thông tin về kết quả đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, Thanh Hóa là 1 trong 12 địa phương có chất lượng dịch vụ công trực tuyến đạt mức tốt.

Nâng cao vai trò của công an cấp xã trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Ngay sau khi thực hiện chủ trưởng giải thể Công an cấp huyện để tinh gọn bộ máy của Bộ công an, lực lượng công an cấp xã đã được tăng cường để cùng với Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh nhanh chóng triển khai lực lượng, phương tiện nhằm duy trì sự ổn định tình hình trật tự an toàn giao thông ngay trong bối cảnh mô hình tổ chức mới được vận hành.

Cả nước hoàn thành 3.000km cao tốc trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư để hoàn thành mục tiêu cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025.

Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng hành chính công
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ cùng quyết tâm thúc đẩy chuyển đổi số của các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, một nền hành chính giấy tờ truyền thống đã chuyển mình mạnh mẽ; hướng tới nền hành chính số với những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.

“Tăng tốc” hỗ trợ người người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2
Hiện nay, lực lượng Công an toàn tỉnh đang “tăng tốc” hỗ trợ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Đây là bước quan trọng để tạo thuận tiện cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử cũng như thúc đẩy việc thực hiện tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

2 nhóm cán bộ phải nghỉ việc trước khi kết thúc lộ trình sắp xếp
Theo Bộ Nội vụ, có 2 nhóm công chức, viên chức được xác định phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thọ Xuân tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân Tháng công nhân
Sáng 11/5, Liên đoàn Lao động huyện Thọ Xuân tổ chức lễ phát động Tháng công nhân; hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025 và triển khai Kế hoạch “Bình dân học vụ số”.

Đảm bảo tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa
Công trình trạm bơm Hoằng Khánh, nay thuộc xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa được đầu tư xây dựng mới nhằm đáp ứng yêu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân các xã của huyện Hoằng Hóa và một phần thành phố Thanh Hóa. Công trình này đang được đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đáp ứng yêu cầu vượt lũ do quá trình thi công công trình buộc phải cắt đê hữu sông Mã.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.