ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hương vị nhớ thương

Thanh Hóa có nhiều dân tộc cùng chung sống từ lâu đời, trong đó có 6 dân tộc thiểu số chủ yếu là Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ. Mỗi dân tộc có nét văn hóa, phong tục, tập quán riêng góp phần tạo nên sự thống nhất đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Quan Sơn các dân tộc anh em có lịch sử cư trú lâu đời, mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử, trong đó, phải kể đến ẩm thực- hương vị độc đáo của đồng bào vùng cao.

Minh Quyên

26/06/2024 17:27

Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Các dân tộc anh em nơi đây có lịch sử cư trú lâu đời, mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử, trong đó, phải kể đến ẩm thực- hương vị độc đáo của đồng bào vùng cao.

Hương vị nhớ thương- Ảnh 1.

Văn hóa chính là kết quả của quá trình con người tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội. Và thói quen, tập quán trong ăn uống cũng thể hiện sự tương tác này. Ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con người mà còn thể hiện cả nét văn hóa ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của các nhóm tộc người, cộng đồng người hay dân tộc ở từng vùng miền với những điều kiện địa lý tự nhiên cụ thể. Văn hóa ẩm thực cũng phản ánh tập quán của một cộng đồng biểu hiện trong việc ăn uống, và tập quán ấy chịu sự quy định của hoàn cảnh sống như đặc điểm của nền sản xuất, thiên nhiên, lối sống…. 

Bên cạnh đó cũng thể hiện năng lực sáng tạo của cộng đồng trong những hoàn cảnh nhất định. Qua văn hóa ẩm thực, có thể nhận thấy dấu ấn nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với làm nương rẫy, chăn nuôi và khai thác tự nhiên như săn bắt, hái lượm… trên một vùng rừng núi điệp trùng và một lối sống gắn kết cộng đồng thể hiện rất đậm nét trong văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc ở Quan Sơn.

Hương vị nhớ thương- Ảnh 2.

Nguồn lương thực làm nên bữa ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Quan Sơn là gạo nếp, nên cách chế biến các món ăn tinh bột cũng chủ yếu là gắn liền với gạo nếp như xôi, cơm lam, bánh dày… Các món ăn mang dấu ấn tự nhiên rất đậm nét với rau rừng, củ rừng, măng rừng các loại, cá suối, rêu đá, hạt tiêu rừng...

Hương vị nhớ thương- Ảnh 3.

Cũng như các đồng bào dân tộc anh em ở phía Tây xứ Thanh, đồng bào dân tộc ở Quan Sơn khi phải đi làm nương, đi rừng xa nhà, họ mang theo ít gạo nếp để phòng khi quá bữa sẽ chặt ống tre tươi cho vào ống tre một ít gạo, một ít nước và nướng ống tre tươi đó trên lửa để tạo thành cơm ăn những khi đói lòng. Giờ đây món ăn đó đã trở thành đặc sản cơm lam của miền biên viễn này.

Nguyên liệu làm cơm lam gồm có gạo nếp, ống tre, nứa hoặc ống hóp được cắt thành từng đốt có mấu. Những lam cơm này phải là loại cây tươi, bánh tẻ, không được già hoặc non quá, vì khi nướng trên lửa ống cơm sẽ bị héo, khô và bị cháy. Ngoài ra loại cây bánh tẻ sẽ có nước ở trong từng đốt ống, người ta sử dụng luôn thứ nước đó để nướng cơm thì cơm có vị thơm, ngọt riêng biệt.

Hương vị nhớ thương- Ảnh 4.

Khi nướng phải nướng bằng than củi và xoay đều những ống cơm, nếu thấy mùi thơm từ ống lam bay ra có nghĩa là cơm đã chín. Sau đó, chẻ bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài rồi bóc từng miếng vỏ sao cho vẫn giữ được lớp màng bọc xung quanh, như vậy cơm lam mới thực sự ngon. Cơm có thể ăn với thịt gà, thịt lợn rang băm nhỏ, măng chua… nhưng ngon nhất vẫn là chấm với muối vừng. Ăn một miếng cơm lam thơm dẻo gạo nếp nương, quyện với mùi thơm đặc trưng của tre, nứa sẽ khiến người thưởng thức vương vấn mãi hương vị của vùng đất này.

Hương vị nhớ thương- Ảnh 5.

Với các đồng bào dân tộc ở Quan Sơn, việc gìn giữ nét văn hóa truyền thống từ lễ hội, nhà ở, trang phục, các sinh hoạt đời sống thường ngày đến nếp ở, món ăn đều là yếu tố quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa, đồng thời làm khăng khít thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn. Đó cũng là cách quảng bá và thu hút khách du lịch, giúp thúc đẩy sự phát triển du lịch của địa phương.

Nguồn: Chuyên mục Đất và người xứ Thanh/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Xúc tiến thương mại và du lịch Thanh Hoá – Quảng Ninh

Xúc tiến thương mại và du lịch Thanh Hoá – Quảng Ninh

14:53 , 27/06/2024

Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại và du lịch tại tỉnh Quảng Ninh. Chương trình thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá và các doanh nghiệp, doanh nhân trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

4 món ăn Việt Nam trong danh sách những món thịt ngon nhất thế giới

4 món ăn Việt Nam trong danh sách những món thịt ngon nhất thế giới

08:46 , 27/06/2024

4 món ăn quen thuộc của người Việt Nam là: Bún chả, cơm tấm sườn, nem lụi, thịt kho tàu vừa được chuyên trang ẩm thực TasteAtlas đề xuất trong top 100 món ăn từ thịt ngon nhất thế giới.

Gần 150 cổ vật Triều Nguyễn hội tụ tại Huế

Gần 150 cổ vật Triều Nguyễn hội tụ tại Huế

08:43 , 27/06/2024

Từ nay đến hết ngày 21/7, tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế diễn ra triển lãm “Cổ vật hội tụ” quy tụ gần 150 cổ vật quý hiếm được chế tác dưới Triều Nguyễn.

Văn học nghệ thuật xứ Thanh – nửa thế kỷ phấn đấu và cống hiến

Văn học nghệ thuật xứ Thanh – nửa thế kỷ phấn đấu và cống hiến

20:01 , 26/06/2024

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành (27/6/1974 - 27/6/2024), Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa đã làm tốt chức năng tập hợp, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ xứ Thanh vững vàng về chính trị, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ. Dưới mái nhà chung Hội VHNT Thanh Hóa, các thế hệ văn nghệ sĩ xứ Thanh đã nỗ lực lao động sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước.

Thanh Hóa: Doanh thu du lịch đạt gần 20 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024

Thanh Hóa: Doanh thu du lịch đạt gần 20 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024

16:09 , 26/06/2024

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, trong 6 tháng đầu năm 2024, các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đã đón gần 9,8 triệu lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ 2023; tổng thu du lịch ước đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ 2023.

Những cây cầu trong lòng thành phố

Những cây cầu trong lòng thành phố

18:29 , 25/06/2024

Cầu Hàm Rồng không chỉ là một thắng cảnh nổi tiếng của Thanh Hóa mà còn là địa danh có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Chiến tranh lùi xa, ngày nay, cầu Hàm Rồng đã trở thành một điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn đối với du khách muôn phương.

Khu du lịch danh thắng Kim Sơn, Vĩnh Lộc – điểm đến du lịch hấp dẫn

Khu du lịch danh thắng Kim Sơn, Vĩnh Lộc – điểm đến du lịch hấp dẫn

09:10 , 24/06/2024

Với cảnh quan môi trường sinh thái, quần thể núi, hang động kỳ vỹ, khu du lịch danh thắng Kim Sơn, thuộc xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đang là điểm đến mới thu hút du khách.

Nắng nóng kéo dài, du khách về Sầm Sơn tăng đột biến

Nắng nóng kéo dài, du khách về Sầm Sơn tăng đột biến

20:00 , 23/06/2024

Những ngày qua, nắng nóng gay gắt kéo dài khiến bãi biển Sầm Sơn trở thành điểm đến lý tưởng của người dân và du khách. Ước tính mỗi ngày có tới hàng chục nghìn lượt người về đây tắm biển, nghỉ mát.

Bình yên làng du lịch Yên Trung

Bình yên làng du lịch Yên Trung

16:17 , 23/06/2024

Làng du lịch Yên Trung, huyện Yên Định - Khu nghỉ dưỡng đẹp và ấn tượng ở xứ Thanh sẽ cho chúng ta cảm giác được trở về một vùng quê yên bình, tĩnh lặng với không gian thoáng đãng, bao la đồng lúa xanh rì, với mùi thơm man mát cỏ cây nơi đồng nội.

Bá Thước thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Bá Thước thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch

19:15 , 22/06/2024

Bá Thước là huyện vùng núi cao nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành, khí hậu quanh năm mát mẻ và văn hóa truyền thống giàu bản sắc dân tộc. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển đa dạng các loại hình du lịch; từ du lịch cộng đồng, du lịch khám phá đến du lịch nghỉ dưỡng. Để thu hút các doanh nghiệp, những năm qua, huyện Bá Thước đã thực hiện nhiều giải pháp và đạt được những kết quả khả quan, đưa du lịch từng bước thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực trong phát triển kinh tế tại địa phương.