Hương vị quê nhà: Trải nghiệm bắt hến tại ngã ba sông Chu, sông Mã
(TTV) - Dòng sông bao năm vẫn mang phù sa bồi đắp cho những bờ bãi quê nhà. Bên dưới lớp phù sa này còn là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy sản. Một trong những loài thủy sản ấy là con hến
Nhóm phóng viên đã có một ngày cùng người dân bắt hến tại khu vực ngã ba sông ở xã Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa. Dòng sông Mã, sông Chu từ thượng nguồn mải miết chảy về xuôi, bồi đắp phù sa cho những bãi bồi và cánh đồng màu mỡ, mang lại nguồn sống cho các làng quê. Đến đây, 2 dòng sông gặp nhau, hòa làm một cùng chảy ra biển cả bao la...dòng nước cũng chia đôi 2 màu đẹp như tranh vẽ.
Đây là nơi có địa hình thủy văn thuận lợi cho loài hến và nhiều loài nhuyễn thể, tôm cá sinh sôi, phát triển. Lòng sông có cát vàng, nước sạch và trong mát, loài hến tha hồ sinh nở, hút lấy cái tinh tuý của đất, của nước.
Cào hến là một nghề rất khó nhọc, chủ yếu dùng sức người với những công cụ lao động thô sơ. Nếu như những cơn mưa từ thượng nguồn đổ xuống giúp cho việc đánh bắt cá lăng trên sông Mã thuận lợi hơn, thì nước sông dâng cao lại gây khó khăn cho việc cào hến.
Sau một thời gian đi bắt hến cùng người dân trên sông, tuy nhóm phóng viên bắt được ít nhưng cũng đã đủ cho một nồi canh. Hãy tưởng tượng buổi trưa đi làm về mệt nhọc, được thưởng thức bát canh hến mát ngọt sẽ không có gì tuyệt vời hơn.
Ẩn dưới lớp bùn, cát và phù sa của dòng sông quê hiền hòa, là những “sản vật trời ban” mà ai cũng yêu, cũng quý. Những món ăn từ sông nước gắn với ký ức tuổi thơ của bao người. Hình ảnh, hương vị đặc trưng của chúng đã vượt ra khỏi thời gian và không gian, vượt ra khỏi ý nghĩa đơn thuần về vật chất, trở thành một giá trị văn hóa, tinh thần và một phần hồn cốt của quê hương./.
Minh Thúy - Đức Tình - Quang Hòa - Thùy Dung
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí đến hết tháng 12/2024
Từ đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới chính thức mở cửa đón và phục vụ khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12/2024. Trong những ngày đầu mở cửa, Bảo tàng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân và du khách. Tất cả du khách tham quan đều hào hứng, thích thú chiêm ngưỡng, tìm hiểu về dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam.
Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc
Tối 11/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và thành phố Hà Nội cùng đông đảo các nghệ sĩ, người làm điện ảnh, người yêu điện ảnh trong nước và quốc tế tham dự.
Tập kết ra Bắc năm 1954 - Cuộc chuyển quân lịch sử
Cách đây 70 năm, năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định: một mặt, phải tổ chức, bố trí lại lực lượng cán bộ ở miền Nam; mặt khác phải khẩn trương thực hiện việc chuyển quân, tập kết, đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập để chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ.
Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho - Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Thiệu Hóa
Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho là một trong bốn danh sĩ của đất Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã làm quan đến chức Tể tướng thời Hậu Lê, công trạng nhiều và là tấm gương sáng thanh liêm cho hậu thế, xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh. Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho tại thị trấn Thiệu Hoá đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993 và là địa chỉ đỏ đối với du khách thập phương.
Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 14 triệu lượt
Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 10/2024 đạt hơn 1,4 triệu lượt khách. Tính chung 10 tháng năm 2024, Việt Nam đón hơn 14 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Về phía Tây thành phố
Từ trung tâm thành phố, đi về phía Tây, sẽ có bao điều thú vị. Qua cầu vượt Phú Sơn, cầu Cao, về sông Lê, chợ cầu Đống, núi Nhồi với những câu chuyện gắn với biết bao thăng trầm, đổi thay của mảnh đất này.
Hội nghị định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Quan Sơn
Ngày 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện.
Vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
Bên cạnh các ngôi chùa cổ với hàng trăm năm tuổi, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có không ít công trình tôn giáo được xây dựng mới khang trang, bề thế. Trong đó, không thể không nhắc tới một ngôi thiền viện có kiến trúc đẹp, hiện đại mà vẫn mang đậm chất chùa Việt - uy nghi, trang nghiêm và thanh tịnh. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.