Các điểm đến tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm mới
Những ngày đầu năm mới, các điểm di tích gắn với hoạt động tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, vãn cảnh. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nên đến nay hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, đúng quy định, được du khách thập phương đánh giá cao.
Với quan niệm đầu năm "lên rừng xuống biển" để cầu may, Phủ Na ở xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá là một trong những điểm đến được nhiều người lựa chọn để mở đầu trong hành trình du xuân.
Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, năm nay, chính quyền địa phương và Ban quản lý di tích Phủ Na đã cải tạo cảnh quan môi trường để có không gian cho du khách check in. Từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tết, phủ Na đã đón gần 60.000 lượt khách, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Chị Nguyễn Thị Tạo, Du khách, chia sẻ: "Hôm nay mở đầu mình có đến Phủ Na. Đây là nơi rất tâm linh. Hiện tại ở đây mình thấy rất thoải mái và trong lành, an ninh trật tự an toàn, đảm bảo".
Ông Bùi Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Ban Quản lý lễ hội đã họp và thành lập các tiểu ban, riêng đối với công tác quản lý lễ hội có thành lập 7 tiểu ban để phục vụ an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt năm nay, điểm mới của Phủ Na là toàn bộ các điểm bán hàng được di chuyển ra ngoài cổng tam quan, để tạo không gian cho du khách đến ngày càng lớn".
Hầu hết các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều ghi nhận số lượng du khách tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do kỳ nghỉ Tết kéo dài cùng với thời tiết thuận lợi. Cùng với đó, một số điểm còn tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian, qua đó thu hút đông đảo du khách gần xa.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Chung, Thủ nhang Đền Cô Bơ và Đền Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Trong di tích Hàn Sơn – Ba Bông năm nay có điểm đặc biệt là Ban quản lý đã giải phóng được các hộ buôn bán, kinh doanh ở sát cạnh khu di tích để đảm bảo an toàn cho di tích. Chỉnh trang cho khuôn viên đền thật nghiêm trang, ấm cúng và mang tính linh thiêng. Chỉnh trang khuôn viên, trồng hoa cho du khách đến du lịch".
Chị Hoàng Thị Diễm Thi, Du khách, cho biết: "Đến với các điểm du lịch, đền thờ ở Thanh Hoá, em thấy rất hài lòng vì ở đây vấn đề thờ cúng, tâm linh rất nghiêm trang, mang lại cho mình bình yên trong những ngày đầu xuân. Ở đây cũng càng ngày đầu tư về khung cảnh hình ảnh nên tạo ra nơi cho mọi người check-in".
Mùa lễ hội sẽ còn kéo dài với rất nhiều hoạt động, đòi hỏi các cấp, các ngành tiếp tục làm tốt công tác quản lý. Mỗi người đi lễ hội cũng cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, các quy tắc ứng xử nơi thờ tự, không tiếp tay cho hành vi mê tín, dị đoan; giữ gìn trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ cảnh quan môi trường.
Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham, Xuân Ất Tỵ năm 2025
Hằng năm, cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, từ sáng mùng 2 Tết cho đến hết ngày mùng 5 Tết âm lịch, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương lại sôi nổi tổ chức lễ hội Đền Phúc và Bia Tây Sơn, hội thi Nữ quan cờ người và đua thuyền truyền thống.
Hàng nghìn lượt du khách đến Đền Cửa Đặt những ngày đầu xuân 2025
Từ đêm giao thừa đến hết ngày mùng 2 Tết, đã có hàng nghìn lượt du khách đến Khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Đặt, huyện Thường Xuân tham quan, vãn cảnh, cầu mong một năm mới sức khỏe dồi dào, mọi việc hanh thông.
Mang món ăn tinh thần đến với đồng bào miền núi, hải đảo trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc
Chào xuân mới Ất Tỵ 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa tổ chức 2 đợt chiếu phim lưu động tại 11 huyện miền núi và các xã ven biển, hải đảo.
Hình tượng con rắn trong đời sống văn hóa
Theo cách tính của hệ can chi, năm nay là năm Ất Tỵ, tức là năm con rắn. Từ xa xưa, rắn đã là loài vật để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Việt Nam nói chung, người Thanh Hóa nói riêng.
Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Thành Nhà Hồ
Với lối kiến trúc độc đáo bằng đá, quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và là một trong những công trình cổ giá trị nhất còn lại ở Đông Nam Á đến hiện nay, thành Nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Thời gian qua, Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, khai thác điều kiện tự nhiên và văn hóa đa dạng của địa phương nhằm thu hút khách du lịch trong cả 4 mùa.
Đi lễ đầu năm – Nét đẹp văn hoá của người Việt
Đối với người Việt, đi lễ đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và trân trọng những giá trị cội nguồn. Trong ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025, các điểm di tích văn hoá tâm linh trên địa bàn Thanh Hóa đã đón rất đông Nhân dân và du khách tham quan, dâng hương, cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới.
Điệu khặp ngày xuân
Trong những ngày đầu xuân năm mới, trên khắp các bản làng người Thái, những điệu khặp – hình thức diễn xướng đặc trưng trong các sinh hoạt cộng đồng lại được cất lên như sợi dây kết nối giữa quá khứ với hiện tại, tương lai, mang theo khát vọng của đồng bào về một năm mới tốt đẹp hơn.
Chương trình nghệ thuật Chào xuân Ất Tỵ 2025
Tối ngày 28/01, tức tối giao thừa Tết nguyên đán, tại quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch phối hợp với Đài PT&TH Thanh Hoá đã tổ chức chương trình nghệ thuật Chào xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Mừng Đảng 95 mùa Xuân, mừng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới".
Cơ hội phát triển du lịch mới trong năm 2025
Năm 2025, du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng trên cơ sở từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.
Tết của người Mông xứ Thanh
Trước đây, người Mông hay di cư tự do, nay đây mai đó, thường ăn Tết trước một tháng, đó là tháng 12 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay cộng đồng người Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sống định canh, định cư thành bản làng và ăn Tết chung cùng các dân tộc khác trên cả nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.