ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Huyện Như Xuân nỗ lực thực hiện các chính sách dân tộc

(TTV) - Tính đến thời điểm này, Như Xuân là địa phương duy nhất của khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa thoát khỏi danh sách huyện nghèo theo Chương trình 30a của Chính phủ. Để có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương, đặc biệt có vai trò đòn bẩy từ thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc. Cũng nhờ đó, cơ sở hạ tầng thay đổi tích cực theo hướng nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

21/03/2022 07:42
Trong 5 năm qua (từ năm 2016 - 2020), huyện Như Xuân đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để triển khai các chính sách dân tộc thông qua Chương trình 135 và các chương trình, dự án khác. Theo đó, huyện đã đầu tư xây dựng đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa thôn, trường học, trạm y tế… Ngoài ra, huyện cũng đã hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo xây dựng được hàng chục mô hình chăn nuôi, trồng trọt, nhiều mô hình phát triển sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhân ra diện rộng, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân.
Xã Thanh Phong là địa phương còn nhiều khó khăn của huyện Như Xuân. Toàn xã có 6 thôn với 779 hộ, hơn 3.400 nhân khẩu, 98% là đồng bào dân tộc Thái. Những năm gần đây, nhờ thụ hưởng các chính sách dân tộc, bà con trong xã Thanh Phong đã dần xóa bỏ lối sản xuất thuần nông lạc hậu, đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị, chất lượng cao vào sản xuất.  
Gia đình ông Lang Văn Vinh ở thôn Hai Huân là một điển hình trong việc tiên phong đưa cây có múi về trồng ở xã Thanh Phong. Trước đây, cũng như bà con người Thái ở địa phương, gia đình ông Vinh chỉ quen canh tác lúa nước và chăn nuôi các giống cây con bản địa, sản xuất chủ yếu tự cung tự cấp, chưa trở thành hàng hóa, chính vì thế, đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cuối năm 2017, được sự giúp đỡ của Nhà nước, gia đình ông Lang Văn Vinh đưa giống bưởi da xanh và bưởi diễn về trồng. Ngoài được hỗ trợ về giống, phân bón và hướng dẫn cách áp dụng khoa học - kỹ thuật, gia đình ông Vinh còn được tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất. Nhờ sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, hiện nay, gia đình ông Lang Văn Vinh có hơn 1 ha trồng bưởi, 100 gốc ổi, 3 ha keo, 1 ao nuôi cá, 2 con bò, 1 con trâu. 
Ông Lang Văn Vinh, thôn Hai Huân, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân chia sẻ thêm: "Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, gia đình tôi được vay vốn ưu đãi, đặc biệt là vốn phát triển kinh tế trồng cây. Hàng năm, trừ các chi phí thì gia đình tôi thu được khoảng 30 - 40 triệu”.
Gia đình ông Lang Văn Vinh ở thôn Hai Huân là một điển hình trong việc tiên phong đưa cây có múi về trồng ở xã Thanh Phong.
Gia đình ông Lang Văn Vinh là một điển hình trong việc tiên phong đưa cây có múi về trồng ở xã Thanh Phong.

 

Là một địa phương miền núi, Thanh Phong có nhiều điều kiện để phát triển nông lâm nghiệp. Đặc biệt, sau khi Đề án về việc chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn được triển khai, nhiều hộ dân đã nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, từng bước thực hiện hiệu quả, tăng thu nhập từ phát triển kinh tế rừng. 
Anh Lê Văn Nguyên, thôn Hai Huân, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân cho biết: Gia đình tôi chuyển đổi được 17 -18 ha đất, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với địa phương vùng núi, tôi thấy rất hợp lý. Trên diện tích đất khô cằn trước đây, chúng tôi đã chuyển sang trồng keo, đem lại hiệu quả kinh tế cao”.
Nhiều hộ dân ở xã Thanh Phong được  Nhà nước hỗ  trợ phát triển kinh tế rừng.
Nhiều hộ dân ở xã Thanh Phong được Nhà nước hỗ trợ phát triển kinh tế rừng.

Ông Lê Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Phong, huyện Như Xuân cho biết: “Nhìn chung, các mô hình mà chính sách Nhà nước hỗ trợ cho người bà con Nhân dân đều đảm bảo và phát triển tốt. Trong những năm tiếp theo, Đảng ủy, chính quyền Thanh Phong chúng tôi sẽ tiếp tục tìm những điểm phát triển cây ăn quả tốt theo Dự án 185 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ nông  nghiệp, nông dân và nông thôn giai đoạn 2021 -2025. Chúng tôi sẽ tổ chức đưa bà con đi tham quan một số mô hình trồng cây ăn quả trên huyện Như Xuân để về áp dụng cho xã nhà”.

Ông Lê Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Phong, huyện Như Xuân: “Nhìn chung, các mô hình mà Nhà nước hỗ trợ cho người bà con Nhân dân đều đảm bảo và phát triển tốt. Trong những năm tiếp theo, Đảng ủy, chính quyền Thanh Phong chúng tôi sẽ tiếp tục tìm những điểm phát triển cây ăn quả tốt theo Dự án 185 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn giai đoạn 2021 -2025. Chúng tôi sẽ tổ chức đưa bà con đi tham quan một số mô hình trồng cây ăn quả trên huyện Như Xuân để về áp dụng cho xã nhà”.

Xã Thanh Hòa là địa phương có tỉ lệ hộ nghèo cao ở huyện Như Xuân, với 31,16%. Những năm qua, để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, xã luôn quan tâm ưu tiên triển khai các chương trình, dự án giúp người dân phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, xã đã vận dụng linh hoạt các chính sách ưu đãi cho vùng dân tộc miền núi, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó, tập trung quy hoạch và tích tụ đất đai để kêu gọi đầu tư. 

Khu trồng xoài keo rộng gần 1ha của gia đình anh Lò Văn Đoàn, thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân vừa được Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản T9 - Hà Nội đầu tư triển khai vào tháng 2/2022. Theo dự án, gia đình anh Đoàn cùng 17 hộ trồng xoài trong xã sẽ được Công ty hỗ trợ về giống cây, phân bón và kỹ thuật, chi trả trước 30% vốn. Các sản phẩm sau khi thu hoạch đều sẽ được công ty bao tiêu và xuất khẩu. Dự án này hứa hẹn sẽ làm thay đổi đáng kể phương thức sản xuất của người dân, nâng cao thu nhập, góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương. 

Khu trồng xoài keo rộng gần 1ha của gia đình anh Lò Văn Đoàn, thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa,
Khu trồng xoài keo rộng gần 1ha của gia đình anh Lò Văn Đoàn, thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa.

 

Anh Lò Văn Đoàn Thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân Trước đây gia đình tôi cũng trồng nhiều loại cây như cà phê, sắn, mía, keo nhưng không hiệu quả, sang năm 2022, được UBND tỉnh và huyện hỗ trợ, Ban chỉ đạo xã vận động, gia đình tôi cũng mạnh dạn trồng hơn 1 ha xoài keo.
Anh Lò Văn Đoàn, thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân: "Trước đây gia đình tôi cũng trồng nhiều loại cây như cà phê, sắn, mía, keo nhưng không hiệu quả. Sang năm 2022, được UBND tỉnh và UBND huyện hỗ trợ, Ban chỉ đạo xã vận động, gia đình tôi đã mạnh dạn trồng hơn 1 ha xoài keo, hy vọng sẽ mang lại hiệu quả cao".

Theo báo cáo của huyện Như Xuân, trong giai đoạn từ 2016 – 2020, huyện có 8 xã và 87 thôn thuộc khu vực I,II,III, đó là các xã: Thanh Lâm, Thanh Phong, Thanh Quân, Thanh Hoà, Thanh Sơn, Cát Tân, Xuân Hòa và Thanh Xuân. Những năm qua, nhờ thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; triển khai có hiệu quả Chương trình 135 đã góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, hỗ trợ đồng bào phát triển trồng trọt, chăn nuôi, tăng thu nhập, giảm nghèo. 

Thời gian tới, huyện Như Xuân tiếp tục thực hiện tốt các chính sách dân tộc, đặc biệt quan tâm đến công tác an sinh xã hội theo định hướng tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giảm nghèo; tích cực tuyên truyền, tư vấn nâng cao nhận thức cho người lao động tham gia học nghề, xuất khẩu lao động… Từ đó, từng bước góp phần ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
 
Theo Ái Vân - Quang Phú
Chuyên mục Câu chuyện vùng cao, ps ngày 18/3 
Trình bày: Khánh Phượng
 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch

13:52 , 25/11/2023

Thanh Hóa là tỉnh có tài nguyên di sản văn hóa phong phú và độc đáo với nhiều phong tục, tập quán, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc... của các dân tộc anh em cùng sinh sống. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đã và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ngành văn hóa thể thao và lịch, các địa phương thực hiện. Từ đó, giá trị của di sản ngày càng được nâng lên, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Mùa vàng Pù Luông

Mùa vàng Pù Luông

19:12 , 05/10/2023

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước là điểm du lịch hấp dẫn ở xứ Thanh với khí hậu quanh năm mát mẻ; được ví đẹp tựa như Sa Pa của Tây Bắc, hay xứ sở mộng mơ Đà Lạt của núi rừng Tây Nguyên. Thời điểm này, Pù Luông đang chuẩn bị bước vào mùa lúa chín. Những bông lúa trĩu cành phủ màu vàng tại các thửa ruộng bậc thang tạo cho nơi đây một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Những người “giữ lửa” cho văn hóa vùng cao

Những người “giữ lửa” cho văn hóa vùng cao

14:50 , 02/06/2023

Trong hơi thở sôi động của nhịp sống hiện đại, đâu đó khắp các bản vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc. Để những giá trị văn hóa đặc sắc luôn hiện hữu, không thể không kể đến vai trò “giữ lửa” của chị em phụ nữ miền sơn cước. Mỗi người phụ nữ, đặc biệt là những người cao tuổi, ở các bản làng vùng đồng bào dân tộc Thái, vẫn ngày đêm cần mẫn, âm thầm, nỗ lực trao truyền với mong ước bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa cho muôn đời sau...

Đỗ Chung – Người họa sỹ lãng du

Đỗ Chung – Người họa sỹ lãng du

14:52 , 25/05/2023

Hoạ sĩ Đỗ Chung là một nghệ sỹ có tiếng ở xứ Thanh. Ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, đôi chân đi không còn vững, tay bắt đầu run, nhưng chính niềm đam mê với hội hoạ đã níu chân ông lại với cuộc đời.

Hoang sơ Bãi Đông

Hoang sơ Bãi Đông

15:57 , 13/05/2023

Khi cái nắng oi ả của mùa hạ bao trùm không gian thì cũng là lúc rất nhiều người tìm về với những vùng biển để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ và vô cùng khoan khoái. Nếu như bạn đã quá quen thuộc với sự đông đúc, tấp nập của Sầm Sơn hay Hải Tiến và muốn tìm cho mình một trải nghiệm mới mẻ hơn, yên bình hơn thì hãy đến với Bãi Đông hoang sơ, trữ tình.

Hè về với biển xứ Thanh

Hè về với biển xứ Thanh

22:16 , 08/05/2023

Du lịch biển là thế mạnh của xứ Thanh với những bãi biển đẹp nức tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Tiên Trang... Đến với biển, du khách không những được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, thưởng thức những món hải sản tươi ngon, đậm đà mà còn có cơ hội tìm hiểu nhiều trầm tích văn hóa ở các làng biển.

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham gia trồng rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham gia trồng rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân

18:30 , 13/04/2023

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia vừa phối hợp với lực lượng chức năng và người dân huyện Thường Xuân tổ chức trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới - H'Hen Niê.

Điểm hẹn phía Tây Bắc xứ Thanh

Điểm hẹn phía Tây Bắc xứ Thanh

16:09 , 31/03/2023

Khác với sự ồn ào, náo nhiệt nơi phồn hoa đô thị, Quan Sơn lại luôn đem đến cho ta những khoảng khắc êm đềm, yên tĩnh bởi những triền núi, cánh rừng ngút ngàn màu xanh chạy đến hết tầm mắt, cùng với tiếng chim hót và tiếng suối chảy róc rách làm say đắm lòng người.

Bàn Bù – Miền thắng tích kỳ thú

Bàn Bù – Miền thắng tích kỳ thú

17:19 , 28/03/2023

Bàn Bù - miền thắng tích kỳ thú ở miền Tây xứ Thanh. Nơi đây vừa thâm nghiêm, thanh tịnh vừa kỳ vĩ, bí ẩn; là điểm hẹn hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan, thưởng ngoạn.

Không chỉ là ký ức

Không chỉ là ký ức

15:39 , 03/02/2023

Xe đạp không chỉ đơn giản là phương tiện giao thông mà còn là một phần ký ức đối với nhiều người. Ngày chưa xa ấy, cùng với máy khâu, xe đạp là thứ tài sản có giá trị khá lớn mà mỗi gia đình đều hết mực bảo quản và giữ gìn.