ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Khủng hoảng kim chi tại Hàn Quốc vì mưa bão triền miên

Các gia đình Hàn Quốc đang đối mặt với nguy cơ không có món kim chi truyền thống trong các bữa ăn do giá cải thảo tăng đột biến lên gần 60%.

19/10/2020 08:17

 

Khủng hoảng kim chi tại Hàn Quốc vì mưa bão triền miên - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Gimjang – truyền thống tổ chức làm kim chi đã được người dân Hàn Quốc lưu truyền từ rất lâu. Ảnh: Getty

Thông thường, các gia đình Hàn Quốc mua cải thảo và nhiều loại rau củ khác với số lượng lớn để làm kim chi cho năm sau. Họ gọi mùa này là gimjang. Truyền thống này đã được duy trì qua nhiều thế hệ suốt hơn 100 năm qua.

Năm nay, các cánh đồng cải thảo tại Hàn Quốc - một nguyên liệu chính làm món kim chi - bị thời tiết khắc nghiệt tàn phá, đẩy giá tăng hơn 60%, khiến cho người tiêu dùng lo lắng khi mức chi phí bỏ ra để có món ăn truyền thống của nước này đang trở nên quá cao.

Chị Jung Mi Ae, một bà mẹ hai con thường mua cải thảo vào mùa thu để làm kim chi, cho biết: “Giá bắp cải hiện tại tăng chóng mặt. Tôi đã phải dụi mắt để xem lại bảng giá vì con số thật quá vô lý".

Theo Bloomberg, nguyên nhân cho tình trạng giá tăng cao là do trong mùa hè vừa qua, Hàn Quốc đã liên tục phải hứng chịu những đợt mưa bão, lũ lụt triền miên.

Theo ghi nhận, năm nay Hàn Quốc đã trải qua mùa mưa dài kỷ lục và ba cơn bão lớn cũng gây ra lũ lụt vào tháng 8 và tháng 9, làm hư hại mùa màng và gián đoạn nguồn cung. Không những vậy, trước đó, khi đại dịch Covid-19 đang bùng phát dữ đội, khiến cho những cánh đồng vắng bóng người nông dân.

Ngoài các nguyên liệu để chế biến kim chi, giá thực phẩm tươi sống tại nước này đã tăng 22% tháng trước, lên cao nhất kể từ đầu năm 2011, số liệu của Cục Thống kê Hàn Quốc cho biết.

 

Khủng hoảng kim chi tại Hàn Quốc vì mưa bão triền miên - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Giá cải thảo và các nguyên liệu làm kim chi khác tăng vọt khiến cho nhiều người dân Hàn Quốc lo lắng. Ảnh: Getty

Không chỉ có người tiêu dùng gặp khó khăn, Daesang Corp - nhà sản xuất kim chi hàng đầu của Hàn Quốc - cho biết, họ đã tạm ngừng bán hàng trực tuyến vì thiếu nguồn cung cải thảo.

Một công ty chế biến thực phẩm lớn khác - CJ CheilJedang - cũng đang tìm nguồn cung thay thế để đáp ứng nhu cầu đặc biệt cao trong năm nay, do người dân ăn ở nhà nhiều vì Covid-19.

“Cải thảo thường mọc ở những vùi núi, cần thời tiết lạnh và ổn định mới tốt được”, Yoon Young-Chul thuộc Liên minh Nông nghiệp Hàn Quốc, nói. “Nhưng thời tiết năm nay thay đổi thất thường khiến cho những cánh đồng cải thảo bị hư hỏng”.

Bộ Thực phẩm Hàn Quốc vào hôm 17/10 cho hay, họ đang cân nhắc biện pháp bỏ thuế nhập khẩu cải thảo và củ cải nhằm hạ cơn sốt giá trong nước.

Theo Bộ Nông nghiệp nước này, tình trạng khan hiếm kim chi làm sẵn sẽ giảm bớt vì thời tiết thuận lợi gần đây có thể giúp giá bắp cải hạ nhiệt.

Điều này sẽ khiến những người nội trợ như bà Lee Neung Hwa, 64 tuổi, nhẹ nhõm hơn. Tủ lạnh kim chi của nhà bà Lee đang gần cạn kiệt. Phần lớn gia đình ở Hàn Quốc có tủ lạnh dành riêng để chứa kim chi ở nhiệt độ lý tưởng. “Gimjang vẫn phải tiếp tục thôi”, bà nói, “Tuy vậy, nếu giá vẫn cao như hiện giờ, số kim chi được muối sẽ ít hơn".

Hương Vũ/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

23:04 , 04/05/2024

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

22:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

22:24 , 04/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

16:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

16:23 , 04/05/2024

Để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc, gắn sản xuất với các quy trình, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là xuất khẩu, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn, khuyến khích và xây dựng các vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng.

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

08:37 , 04/05/2024

4 tháng năm 2024 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục khởi sắc với chỉ sản xuất toàn ngành tăng thêm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn thách thức, bước sang quý 2/2024, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đang nỗ lực ổn định sản xuất, tìm kiếm khai thác thêm các đơn hàng, thị trường mới, giữ vững đà tăng trưởng sản xuất.

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

16:03 , 03/05/2024

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt gần 15.600 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ước đạt hơn 545 triệu USD, tăng gần 16%.

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

10:03 , 03/05/2024

Quản trị doanh nghiệp tốt là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng cần tiếp cận và áp dụng những nguyên tắc và kỹ năng quản trị hiện đại trên môi trường số. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo động lực để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

09:23 , 03/05/2024

Thị trường chứng khoán trong nước tuần vừa qua biến động khá mạnh, áp lực bán giảm khiến chỉ số VN-Index hồi phục và đóng cửa trên mốc 1.200 điểm. Thanh khoản giảm mạnh trở lại sau tuần tăng rất mạnh kế trước.