ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Làm gì để giảm đau, khó chịu cho trẻ sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Sau khi trẻ tiêm vắc xin, phụ huynh có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm cho trẻ bằng cách đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm vận động cánh tay trẻ nhẹ nhàng.

27/10/2021 15:05

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM HCDC, trên thế giới, vắc xin phòng Covid-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm ngừa cho đối tượng trẻ em hiện nay là vắc xin Pfizer-BioNTech.

Viện Pasteur TP.HCM cũng đã có văn bản thống nhất kế hoạch tiêm chủng của TP và việc sử dụng vắc xin Comirnaty (Pfizer) trong tiêm chủng cho trẻ từ 12- 17 tuổi theo quy định Bộ Y tế, ưu tiên trước trẻ 16-17 tuổi.

Trước đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra hướng dẫn về việc tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech cho người từ 12 tuổi trở lên với những điều cần biết như sau:

Trước khi tiêm vắc xin

Làm gì để giảm đau, khó chịu cho trẻ sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Học sinh tiêm vắc xin tại huyện Củ Chi, TP.HCM sáng 27/10.

Trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị trước tinh thần cho trẻ bằng cách nói chuyện với trẻ trước khi đến buổi tiêm về những gì sẽ xảy ra. Bên cạnh đó cũng như tất cả các loại vắc xin khác, trẻ sẽ được khám sàng lọc trước tiêm. Do đó, cần nói với bác sĩ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ có thể mắc để bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng phù hợp trong buổi khám sàng lọc.

Trong khi tiêm vắc xin

Theo CDC Hoa Kỳ khuyến cáo vắc xin Pfizer-BioNTech được chỉ định cho mọi người từ 12 tuổi trở lên để giúp bảo vệ chống lại Covid-19. Vắc xin phòng Covid-19 là an toàn và hiệu quả nên trẻ sẽ không thể mắc bệnh Covid-19 từ vắc xin, trẻ cần được tiêm 2 mũi vắc-xin Pfizer-BioNTech.

Trong đó, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên là 3 tuần với liều lượng vắc xin nhận được ở trẻ giống như ở người lớn. Trong cùng một lần tiêm hoặc không cần đợi 14 ngày giữa các lần tiêm ngừa, trẻ có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19 cùng các loại vắc xin khác.

Trong suốt quá trình tiêm, phụ huynh cần an ủi trẻ. Ngoài ra, để ngăn ngừa ngất xỉu và các chấn thương liên quan đến ngất xỉu, trẻ nên được ngồi hoặc nằm trong khi tiêm và trong 15 phút sau khi tiêm vắc xin.

Sau khi tiêm vắc xin

Sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, phụ huynh sẽ được yêu cầu ở lại trong 15–30 phút để có thể quan sát trẻ trong trường hợp trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức.

Trẻ có thể bị một số tác dụng phụ, đó là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang xây dựng lớp bảo vệ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Các tác dụng phụ có thể gặp như:

-Tại vị trí tiêm: Đau, đỏ, sưng

-Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn

Qua đó, CDC Hoa Kỳ đã đưa ra một số cách giảm tác dụng phụ thông qua việc trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc để giảm các triệu chứng. Nếu trẻ có bất kỳ cảm giác đau và khó chịu nào sau khi được tiêm phòng. Phụ huynh có thể dùng những loại thuốc này để giảm bớt tác dụng phụ ở trẻ nếu không có chống chỉ định nào khác.

Ngoài ra, phụ huynh có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm cho trẻ bằng cách đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm vận động cánh tay trẻ nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, để giảm khó chịu do sốt, hãy cho trẻ uống nhiều nước và ăn mặc thoáng.

Đặc biệt, theo dõi trẻ nếu thấy có vết đỏ hoặc vết thương nơi tiêm trở nên nặng hơn sau 24 giờ hoặc nếu các tác dụng phụ ở trẻ khiến phụ huynh lo lắng hoặc dường như không biến mất sau một vài ngày thì cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Cần có thời gian để cơ thể trẻ xây dựng sự bảo vệ sau khi tiêm phòng. Mọi người được coi là đã được tiêm chủng đầy đủ hai tuần sau khi tiêm mũi thứ hai của vắc-xin Pfizer-BioNTech. Tuy nhiên bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin, vẫn rất cần tuân thủ 5K để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Theo Vietnamnet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế

Thanh Hóa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế

14:53 , 03/05/2024

Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 675 cơ sở thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm 70 cơ sở y tế công lập, 54 cơ sở y tế tư nhân và 551 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Với nhiều nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày càng được nâng cao.

Thanh Hoá: Tai nạn giao thông tăng trong kỳ nghỉ lễ

Thanh Hoá: Tai nạn giao thông tăng trong kỳ nghỉ lễ

10:35 , 03/05/2024

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh ổn định, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông và đua xe trái phép. Tuy nhiên, số vụ tai nạn giao thông và vi phạm nồng độ cồn vẫn gia tăng.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ

18:08 , 02/05/2024

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ tăng mạnh. Bệnh viện phải bố trí thêm phòng khám bệnh và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho trẻ.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ năm 2024
giảm mạnh

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ năm 2024 giảm mạnh

09:01 , 02/05/2024

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong dịp nghỉ lễ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023

18:10 , 01/05/2024

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4, 01/5 năm nay, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Năm nay, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

18:02 , 01/05/2024

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 3 tuổi ở Thanh Hóa bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch, do cha mẹ cho dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh.

Đảm bảo sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết nắng nóng

Đảm bảo sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết nắng nóng

08:45 , 01/05/2024

Thời tiết trên cả nước đang trải qua những đợt nắng nóng với nền nhiệt dao động từ 38 - 40 độ C, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, tăng cường các giải pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi thời tiết bất thuận đang là vấn đề được các trường hết sức quan tâm. Ghi nhận của phóng viên thời sự tại một số trường tiểu học, mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá.

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

20:28 , 30/04/2024

Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm về dịch vụ y tế kỹ thuật cao của khu vực Bắc Trung Bộ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thanh Hóa cũng luôn dành sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi người dân.

Các bệnh viện đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân dịp nghỉ lễ

Các bệnh viện đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân dịp nghỉ lễ

16:04 , 30/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay sát với ngày cuối tuần nên số ngày nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thường trực 24/24 giờ, đảm bảo công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư gan gia tăng và ngày càng trẻ hóa

Bệnh nhân ung thư gan gia tăng và ngày càng trẻ hóa

08:58 , 30/04/2024

Đến nay, ung thư gan đã trở thành căn bệnh ung thư có số ca mắc mới và tử vong mỗi năm cao nhất tại Việt Nam. Đáng lo ngại, bệnh ung thư gan đang ngày càng trẻ hóa.