Làm gì khi trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch?
Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng ứ dịch (dịch lỏng hoặc dịch keo) trong tai giữa, thường gặp ở trẻ em. Đây là một bệnh khá phổ biến: Một nghiên cứu đã đưa ra con số ước tính rằng cứ 5 trẻ em ở độ tuổi trên dưới 24 tháng thì có 1 cháu bị viêm tai giữa ứ dịch; và cứ 10 trẻ em thì có 8 cháu bị viêm tai giữa ứ dịch ít nhất 1 lần cho đến thời điểm chúng được 10 tuổi (Theo tổng kết của Viện Y tế và chăm sóc sức khỏe Quốc gia Anh- 2015).

Bé Stuller Kiên Leo, 4 tuổi, nhà ở Linh Đàm - Hà Nội, có tiền sử viêm tai giữa, đã được điều trị khỏi cách đây 1 năm. Gần đây, bé di chuyển bằng máy bay nhiều, bé kêu khó chịu trong tai. Gia đình cho bé đi khám, bác sĩ kết luận viêm tai giữa ứ dịch và có chỉ định đặt ống thông khí. Cảm thấy băn khoăn, mẹ mang bé đến một số cơ sở y tế khác nhau để xin tư vấn.
Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng ứ dịch (dịch lỏng hoặc dịch keo) trong tai giữa, thường gặp ở trẻ em. Đây là một bệnh khá phổ biến: Một nghiên cứu đã đưa ra con số ước tính rằng cứ 5 trẻ em ở độ tuổi trên dưới 24 tháng thì có 1 cháu bị viêm tai giữa ứ dịch; và cứ 10 trẻ em thì có 8 cháu bị viêm tai giữa ứ dịch ít nhất 1 lần cho đến thời điểm chúng được 10 tuổi (Theo tổng kết của Viện Y tế và chăm sóc sức khỏe Quốc gia Anh- 2015).

Nguyên nhân và hậu quả của viêm tai giữa ứ dịch
Người ta chưa chỉ ra được nguyên nhân rõ ràng của viêm tai giữa ứ dịch, tuy nhiên nó có thể liên quan đến ống Eustachian (ống thông từ tai giữa đến vòm mũi họng). Ống này có chức năng cân bằng áp suất giữa bên ngoài và bên trong tai giữa.
Khi hoạt động của ống này bị rối loạn (do viêm, nhiễm trùng, dị ứng, đi máy bay, lặn biển...) áp suất giữa bên ngoài và bên trong tai giữa mất cân bằng dẫn đến dịch sẽ xuất hiện trong tai giữa.

Về mặt lý thuyết, viêm tai giữa ứ dịch có thể tự khỏi trong vòng từ 6 - 12 tuần; tuy nhiên 30% đến 40% trong số người bệnh có thể bị đợt tái phát hoặc không thể tự khỏi, thời gian mắc bệnh kéo dài trên 12 tuần.
Viêm tai giữa ứ dịch nếu không được điều trị sẽ dẫn đến giảm sức nghe, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ (ở lứa tuổi trẻ đang học nói), trẻ lơ là không tập trung ảnh hưởng đến học tập và chất lượng cuộc sống (ở những trẻ lớn hơn). Nguy hiểm hơn nếu để viên tai giữa ứ dịch kéo dài có thể hình thành choletetoma- là chất có khả năng ăn mòn xương.
Đặt ống thông khí- nên hay không?
Theo hướng dẫn điều trị viêm tai giữa ứ dịch (uptodate tháng 12/2018), thuốc kháng sinh, glucocorticoids (dạng uống và dạng xịt), kháng histamin và thuốc thông mũi không đem lại nhiều lợi ích trong việc điều trị viêm tai giữa ứ dịch.
Thủ thuật đặt ống thông khí (đặt 1 ống thông nhỏ thông giữa tai ngoài và tai giữa qua việc tạo 1 lỗ thủng trên màng nhĩ) thường xuyên được áp dụng. (Ở Hoa Kỳ năm 2004 đã có 2,2 triệu ca viêm tai giữa ứ dịch được chẩn đoán, chi phí ước tính cho phẫu thuật đặt ống thông khí lên tới 4 tỷ USD). Hiện nay ở Việt Nam kỹ thuật này cũng được áp dụng rộng rãi, chi phí cho mỗi ca cũng không hề rẻ.
Tuy nhiên, đặt ống thông khí thực sự có giá trị khi có chỉ định phù hợp (trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ, học tập, sức nghe giảm liên tục ≥40 dB...). Còn đối với những trẻ sức nghe bình thường hoặc mất thính lực ≤20 dB, không gặp vấn đề ngôn ngữ và học tập, không nên lạm dụng đặt ống thông khí. Biện pháp này, ngoài nhược điểm gây tốn kém còn khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với một trong các biến chứng: tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy dịch tai giữa dai dẳng, thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, cholestetoma...

Thổi bóng bơm vòi nhĩ otovent
Otovent là quả bóng nhỏ để trẻ thổi nó bằng mũi của mình. Việc thổi bóng làm mở ống Eustachian (vòi nhĩ) giúp dịch từ tai giữa thoát xuống mũi.
Thổi bóng bơm vòi nhĩ otovent là phương pháp điều trị hiệu quả trên lâm sàng, đây là phác đồ cải thiện triệu chứng của bệnh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình. Nó là phương pháp rất an toàn, tự nhiên, làm giảm bớt các nhu cầu chỉ định dùng thuốc và can thiệp phẫu thuật.
Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Ian Williamson (Giảng viên trường Đại Học Y Southampton - Anh) năm 2015, trong số 320 trẻ em viêm tai giữa ứ dịch được lựa chọn để nghiên cứu, những trẻ được thổi bóng bơm vòi nhĩ otovent khỏi sau 1 tháng cao hơn hẳn nhóm không thổi bong: 47,3% so với 35,6% và khỏi sau 3 tháng là 49,6% so với 38,3%./.
Ths.Bs. Nguyễn Xuân Đạt/Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

2 bếp ăn bệnh viện tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định an toàn thực phẩm
Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã phản ánh về tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, Sở Y tế Thanh Hoá đã có văn bản chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở trên.

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.