Lễ hội Mường Khô - Nơi hội tụ và tỏa sáng giá trị văn hóa của dân tộc Mường
Lễ hội Mường Khô, huyện Bá Thước được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh cho nhân dân. Các nghi thức cúng tế, các trò chơi, trò diễn dân gian, nhạc cụ cồng chiêng đặc sắc của dân tộc Mường tại lễ hội đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá phi vật thể xứ Thanh. Với những giá trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử và khoa học, Lễ hội Mường Khô đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hàng năm, cứ vào ngày 10 tháng Giêng, các xã thuộc xứ Mường khô và huyện Bá Thước lại hân hoan tổ chức Lễ hội Mường Khô để tưởng nhớ công lao to lớn của Quận công Hà Công Thái và các anh hùng, nghĩa sỹ.

Lễ hội Mường Khô lúc đầu chỉ là việc thờ cúng của gia đình, dòng họ, sau trở thành lễ hội lớn của cả một vùng, thể hiện nét đẹp trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Mường ở vùng cao xứ Thanh.


Bà Hà Thị Bằng, Thủ từ Đền thờ Quận công Hà Công Thái, xã Điền Trung, huyện Bá Thước
Bà Hà Thị Bằng, Thủ từ Đền thờ Quận công Hà Công Thái, xã Điền Trung, huyện Bá Thước cho biết: "Sáng ngày mùng 10 chọn giờ tốt sẽ tiến hành rước kiệu tướng công từ đền thờ ra nơi tổ chức. Các mo sẽ mời tướng công và quân sĩ về dự lễ với nhân dân, đi đầu đoàn kiệu là đoàn công chiêng sắc bùa".
Nếu phần lễ diễn ra với các nghi thức trang nghiêm, thành kính thì phần hội lại sôi nổi với nhiều trò chơi, trò diễn đặc sắc. Đặc biệt là hoạt động trình diễn Séc bùa và màn hòa tấu của 460 cồng, chiêng. Các thiếu nữ Mường trong sắc phục dân tộc mang theo 460 chiếc cồng, chiêng vừa đi vừa diễn tấu, hát múa đã tạo nên tiết mục hợp xướng quy mô lớn, mang đậm bản sắc dân tộc, thu hút nhiều người xem. Tiếng cồng chiêng vang vọng giữa không gian núi rừng là một trong những thứ không thể thiếu trong lễ hội Mường Khô, thể hiện sức mạnh và khát vọng của người dân xứ Mường.

Lễ hội Mường Khô có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân xã Điền Trung nói riêng và huyện Bá Thước nói chung. Việc Lễ hội Mường Khô được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.


Chị Bùi Thị Liên, Thôn Lùng, xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Chị Bùi Thị Liên, Thôn Lùng, xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Bản thân tôi là người trẻ, được tham gia lễ hội Mường Khô năm nay tôi thấy rất vui và vinh dự. Lễ hội năm nay được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể với nhiều trò chơi, tiết mục văn hóa văn nghệ hay và phong phú. Tôi mong lễ hội được duy trì mãi mãi".
Hàng năm, bà con Mường Khô tổ chức lễ hội vừa để tri ân những người con quê hương vùng cao Bá Thước đã có công với đất nước, vừa mong cầu cho nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở.

Lễ hội Mường Khô là nét đẹp trong đời sống tâm linh không chỉ của Mường Khô mà còn của cả vùng đồng bào dân tộc Mường Bá Thước.


Ông Ngọ Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Ông Ngọ Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Việc lễ hội Mường Khô được đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là vinh dự lớn. Lễ hội là dịp để huyện Quảng bá, giới thiệu tiềm năng về văn hóa du lịch để thu hút du khách và các nhà đầu tư".
Lễ hội Mường Khô là nơi hội tụ và toả sáng các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Mường. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Mường Khô không chỉ góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá phi vật thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở xứ Thanh, mà còn là cơ hội để huyện Bá Thước quảng bá, thu hút phát triển du lịch.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.