Mật mía Thạch Thành – Ngọt ngào hương vị xứ Thanh
(TTV) - Khi tiết trời trở lạnh thì cũng là lúc các lò sản xuất mật mía trên địa bàn thị trấn Kim Tân và xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành trở nên bận rộn, hoạt động không ngừng nghỉ để cho ra lò những mẻ mật sánh mịn, thơm ngon phục vụ bà con gần xa trong dịp Tết Nguyên đán.
Có mặt tại thôn Lâm Thành, Thị trấn Kim Tân sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh: Những mẻ mật mới được người dân bày bán; Khắp nơi là những chồng mía xếp cao; Và bất cứ ai khi đến đây cũng bị lôi cuốn bởi mùi thơm quyến rũ tỏa ra từ mật mía.
Những cây mía ngọt lịm được trồng trên đất đỏ bazan là nguyên liệu chính để tạo ra mật mía - Đặc sản mang thương hiệu của xứ Thanh.
Quy trình làm mật mía phải trải qua 4 bước: Ép mía, đưa nước mía vào bể lắng, nấu mật và lọc lại.
Nấu mật là công đoạn công phu, phức tạp và mất thời gian nhất. Người dân ở đây còn gọi công đoạn này là cô mật. Khi cô mật phải chú ý vớt bọt liên tục và đều tay để mật trong, ko lẫn tạp chất và tránh cho màu mật bị xấu. Khi nấu phải giữ lửa cháy đều, mức nhiệt vừa phải, không được to cũng không được nhỏ quá.
Vụ nấu mật mía thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hằng năm. Vào giáp Tết, nhu cầu mua mật của người dân tăng cao, hầu như các hộ sản xuất đều phải tất bật làm việc từ 3-4h sáng đến 9-10h đêm, công suất vì thế cũng nhiều hơn. Hằng ngày, mỗi lò sản xuất được khoảng 1 tấn mật.
Để làm ra một mẻ mật mía, đến tay người dùng, rồi xuất hiện trên mâm cơm của gia đình là cả một quá trình, là thành quả của những bàn tay khéo léo tạo ra một thứ nguyên liệu đặc sánh, thơm ngon thấm đậm hương vị Tết cổ truyền.
Nhắc đến mật mía, người ta thường nghĩ ngay đến mật mía Thạch Thành. Nói vậy là bởi mật mía nơi đây đặc sánh, màu sắc đẹp, bắt mắt và có một hương vị ngọt đặc trưng mà ít nơi đâu có thể sánh được. Sản phẩm cứ làm ra tới đâu lại có người đến mua tới đó.
Việc sản xuất mật mía đã góp phần làm tăng thêm thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế của xã. Hiện nay ở làng mật mía Lâm Thành còn hơn 20 lò nấu mật. Trong 1 vụ, lượng mía sản xuất của 1 lò trung bình vào khoảng 100 – 120 tấn, tạo ra công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho các hộ từ 200 – 250 triệu đồng. Để nâng cao giá trị sản phẩm, Thị trấn Kim Tân đã có kế hoạch để các hộ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiến tới xây dựng thương hiệu mật mía đạt OCOP 3 sao.
“Đẹp vàng son, ngon mật mỡ” quả không sai. Đồ ăn sẽ tăng phần ngon hơn, bắt mắt hơn khi được phủ thêm một lớp mật nâu sánh. Nhất là khi ăn bánh chưng, mật mía là thứ không thể thiếu. Hương vị của của bánh chưng hòa quyện vào vị ngọt thơm của mật mía tạo ra một sự quyến rũ mà không ai có thể cưỡng nổi.
Mật mía Thạch Thành ngày càng được biết đến nhiều hơn. Đặc sản mang hương vị xứ Thanh ấy theo các chuyến xe từ Bắc vào Nam rồi đến tay những người con xa quê, trên mâm cỗ tết, mâm cơm cúng gia tiên của mỗi gia đình.
Những giọt mật sáng mịn, ngọt ngào, thơm thoang thoảng như mang theo tấm lòng thơm thảo của người dân miền quê Thạch Thành, gửi đến bà con khắp mọi miền tổ quốc lời chúc mùa xuân mới ngọt ngào và đầm ấm./.
Khánh Huyền/ TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
[Ảnh] Người dân hào hứng với màn diễu binh, diễu hành qua các tuyến phố Điện Biên Phủ
Hàng nghìn người dân và du khách tại thành phố Điện Biên Phủ vô cùng hào hứng với màn diễu binh của các lực lượng quân đội, dân quân tự vệ và công an, các ban ngành, đoàn thể xã hội... qua các tuyến phố chính.
Cẩm Thủy phấn đấu trở thành huyện Nông thôn mới vào năm 2025
Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Thủy lần thứ 26, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt chuẩn huyện nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, với thu nhập bình quân đạt 70 triệu đồng/người/năm. Sau hơn nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện nghị quyết, công tác xây dựng Nông thôn mới ở huyện Cẩm Thủy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo động lực và niềm tin vững chắc để đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Thủy tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra.
Thanh Hóa phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch
Thanh Hóa là tỉnh có tài nguyên di sản văn hóa phong phú và độc đáo với nhiều phong tục, tập quán, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc... của các dân tộc anh em cùng sinh sống. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đã và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ngành văn hóa thể thao và lịch, các địa phương thực hiện. Từ đó, giá trị của di sản ngày càng được nâng lên, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Mùa vàng Pù Luông
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước là điểm du lịch hấp dẫn ở xứ Thanh với khí hậu quanh năm mát mẻ; được ví đẹp tựa như Sa Pa của Tây Bắc, hay xứ sở mộng mơ Đà Lạt của núi rừng Tây Nguyên. Thời điểm này, Pù Luông đang chuẩn bị bước vào mùa lúa chín. Những bông lúa trĩu cành phủ màu vàng tại các thửa ruộng bậc thang tạo cho nơi đây một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Những người “giữ lửa” cho văn hóa vùng cao
Trong hơi thở sôi động của nhịp sống hiện đại, đâu đó khắp các bản vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc. Để những giá trị văn hóa đặc sắc luôn hiện hữu, không thể không kể đến vai trò “giữ lửa” của chị em phụ nữ miền sơn cước. Mỗi người phụ nữ, đặc biệt là những người cao tuổi, ở các bản làng vùng đồng bào dân tộc Thái, vẫn ngày đêm cần mẫn, âm thầm, nỗ lực trao truyền với mong ước bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa cho muôn đời sau...
Đỗ Chung – Người họa sỹ lãng du
Hoạ sĩ Đỗ Chung là một nghệ sỹ có tiếng ở xứ Thanh. Ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, đôi chân đi không còn vững, tay bắt đầu run, nhưng chính niềm đam mê với hội hoạ đã níu chân ông lại với cuộc đời.
Hoang sơ Bãi Đông
Khi cái nắng oi ả của mùa hạ bao trùm không gian thì cũng là lúc rất nhiều người tìm về với những vùng biển để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ và vô cùng khoan khoái. Nếu như bạn đã quá quen thuộc với sự đông đúc, tấp nập của Sầm Sơn hay Hải Tiến và muốn tìm cho mình một trải nghiệm mới mẻ hơn, yên bình hơn thì hãy đến với Bãi Đông hoang sơ, trữ tình.
Hè về với biển xứ Thanh
Du lịch biển là thế mạnh của xứ Thanh với những bãi biển đẹp nức tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Tiên Trang... Đến với biển, du khách không những được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, thưởng thức những món hải sản tươi ngon, đậm đà mà còn có cơ hội tìm hiểu nhiều trầm tích văn hóa ở các làng biển.
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham gia trồng rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân
Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia vừa phối hợp với lực lượng chức năng và người dân huyện Thường Xuân tổ chức trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới - H'Hen Niê.
Điểm hẹn phía Tây Bắc xứ Thanh
Khác với sự ồn ào, náo nhiệt nơi phồn hoa đô thị, Quan Sơn lại luôn đem đến cho ta những khoảng khắc êm đềm, yên tĩnh bởi những triền núi, cánh rừng ngút ngàn màu xanh chạy đến hết tầm mắt, cùng với tiếng chim hót và tiếng suối chảy róc rách làm say đắm lòng người.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.