Miền núi xứ Thanh đưa văn hóa thành sản phẩm du lịch
Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển du lịch, ngoài việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mọi nguồn lực để bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống. Qua đó, tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Trong hành trình khám phá Việt Nam, anh Matt Lincoln và chị Julie Jezierski đến từ bang Montana, Hoa Kỳ đã quyết định chọn khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước cho kì nghỉ dài ngày của mình.

Tại đây, anh Matt và chị Julie được ngắm phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, được trải nghiệm chế biến, thưởng thức rượu cần, cùng nhiều món ẩm thực truyền thống, hoà mình vào không gian văn hoá của đồng bào các dân tộc địa phương.

Anh Matt Lincoln, du khách đến từ bang Montana, Hoa Kỳ
Anh Matt Lincoln, du khách đến từ bang Montana, Hoa Kỳ: "Sự độc đáo của văn hoá bản địa là điều kỳ diệu khiến tôi rời bỏ không khí ồn ào của thành phố để về đây. Những ngày ở đây ngoài cảnh quan thiên nhiên quá đẹp thì bản sắc văn hóa với những sinh hoạt giản dị, hoang sơ của người dân bản địa khiến tôi rất hứng thú".
Chị Julie Jezierski, du khách đến từ bang Montana, Hoa Kỳ: "Tôi rất tượng với thiên nhiên. Tiếp đến là văn hoá của người dân bản địa. Có rất nhiều sự khác biệt so với các thành phố tôi đã đi qua khi đến Việt Nam. Con người ở đây rất tốt bụng và thân thiện".
Để tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, nhiều năm qua, cấp uỷ, chính quyền và người dân các huyện miền núi Thanh Hóa đã từng bước khôi phục lại các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể truyền thống của dân tộc Thái, Mường như: những nếp nhà sàn truyền thống, nghề dệt thổ cẩm, các sản phẩm nông sản bản địa. Nhiều địa phương đã xây dựng được các đội văn hóa, văn nghệ dân gian chuyên nghiệp để phục vụ du khách.

Chị Hà Thị Tuyết, đội văn nghệ dân gian xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Chị Hà Thị Tuyết, đội văn nghệ dân gian xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Nhờ có du lịch về quê hương, chúng tôi mang nét đẹp văn hóa biết đến bản sắc văn hóa dân tộc. Có những lần khách đông, chúng tôi có có tận 4-5 lượt phục vụ nhờ đó cải thiện được kinh tế cho chị em".
Từ đầu năm đến nay, hàng chục lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được tổ chức trên địa bàn miền núi xứ Thanh, như: lễ hội đình Thi (huyện Như Xuân), lễ hội Mường Xia (huyện Quan Sơn), lễ hội Mường Ca Da (huyện Quan Hóa), lễ hội Mường Khô (huyện Bá Thước)... với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, thu hút hàng vạn du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Đây được xem là điểm nhấn trong nỗ lực đưa văn hóa thành sản phẩm du lịch tại các huyện miền núi của tỉnh.

Ông Vũ Duyên Hồng, Phụ trách phòng Văn hóa và thông tin huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Ông Vũ Duyên Hồng, Phụ trách phòng Văn hóa và thông tin huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong đề án phát triển du lịch đến năm 2030 huyện Cẩm Thủy chúng tôi đưa vào cụ thể chương trình đặc biệt hoạt động bảo tồn văn hóa. Khi du khách đến có nhu cầu, chúng tôi tổ chức các đội văn nghệ của dân tộc Mường, dân tộc dao. Đâylà những tiết mục đặc sắc của địa phương".
Nét độc đáo, khác biệt trong văn hóa bản địa là yếu tố khơi dậy niềm yêu thích, đam mê khám phá, tạo không gian trải nghiệm đáng nhớ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Các hoạt động văn hóa cũng mang đến sự thân thiện, hiếu khách, tạo ấn tượng tốt đẹp cho mỗi du khách khi đến với miền núi Thanh Hoá. Chính nhờ có du lịch, nhiều giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số đã được khôi phục và phát huy.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.