Một ngày ở bản Mạ
Thời gian gần đây, bản Mạ ở huyện Thường Xuân đang dần nổi lên là một điểm du lịch cộng đồng đang thu hút được đông đảo khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Thời điểm chúng tôi đến bản Mạ là vào những ngày giữa mùa đông. Thế nhưng, hôm nay thời tiết khá ấm áp. Một ngày thật bình yên và không khí thật trong lành. Bản Mạ, còn gọi là khu phố Thanh Xuân, thị trấn huyện Thường Xuân có gần 250 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Thái. Trước đây, 100% hộ dân chỉ sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, huyện Thường Xuân đã đầu tư phát triển bản Mạ thành một điểm du lịch cộng đồng. Từ đây, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, chỉnh trang nhà sàn, vườn cây, giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo tồn văn hóa truyền thống để phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ du khách về tham quan, nghỉ dưỡng.

Du lịch cộng đồng cũng mang đến một hệ sinh thái dịch vụ, tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Những hộ nông dân trước đây chỉ trồng rau, nuôi gà, nuôi cá… tự cung, tự cấp, thì nay đã bắt đầu sản xuất hàng hóa. Đặc biệt, bà con đã tiếp thu khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác nông nghiệp thân thiện với môi trường, tạo ra nông sản sạch phục vụ du khách và các nhà hàng ở khu du lịch.

Gia đình anh Luyến là thành viên của Hợp tác xã dịch vụ du lịch bản Mạ. Tham gia mô hình rau sạch hiện mới có 2 hộ tham gia, với diện tích khoảng nửa héc-ta. Ngoài ra, gia đình anh Luyến cũng trồng thêm hoa hướng dương để làm điểm chụp ảnh check-in cho du khách. Mới vụ đầu, nhưng theo anh Luyến mô hình này chắc chắn hiệu quả.
5 năm gần đây, du lịch bản Mạ đã được kết nối vào hệ thống tuor tuyến với cả tỉnh, cả nước. Huyện Thường Xuân cũng tổ chức Lễ hội mừng cơm mới và Tuần lễ Văn hóa, thể thao du lịch hàng năm tại bản Mạ. Cùng với Khu di tích lịch sử văn hóa Cửa Đặt, bản Mạ trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

Từ một bản nghèo khó, tách biệt với bên ngoài bởi dòng sông Chu, không đường, không điện, thì nay, mọi mặt đời sống của bà con bản Mạ đã khấm khá hơn rất nhiều. Ở bản Mạ hiện nay có khoảng 5 hộ tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng. Về với các địa điểm du lịch homestay ở bản Mạ, nói chung và Chu Huose, nói riêng, du khách có thể lựa chọn các combo: Trải nghiệm ẩm thực, tham quan bản, nghỉ dưỡng, check-in… Không gian thoáng mát, môi trường thiên nhiên trong lành, dòng sông Chu trong xanh hiền hòa… sẽ giúp du khách thư giãn, nạp thêm năng lượng tích cực trong cuộc sống.

Nếu cần không gian riêng cho gia đình, du khách có thể lựa chọn các bangalow với giá phòng từ 500 ngàn đồng đến 900 ngàn đồng 1 ngày đêm. Hoặc nếu muốn nghỉ trên nhà sàn truyền thống, giá dao động từ 80 đến 100 ngàn đồng/lượt khách/đêm.
Về với bản Mạ hôm nay, tôi đã may mắn được trải nghiệm đồ xôi và nướng thịt lợn mán cùng với chị Vi Thị Hân. Nướng thịt trên than hồng, mùi hương của mắc khẻn, hạt dổi tỏa lên, kích thích vị giác của tôi và du khách.

Khói lam chiều và những làn gió mát bên dòng sông Chu mang đến một cảm xúc khó tả, và tôi chợt nhớ đến thi phẩm "Sợi khói lam chiều": của nhà thơ Lê Tuấn: "Em về tìm lại chốn quê/ Nhớ cau, nhớ mít, nhớ đê, nhớ điều/ Món quê cua, cáy canh riêu/ Bâng khuâng sợi khói lam chiều… mộng mơ/Sông quê nước chảy lơ thơ/Những chiều êm ả đôi bờ sương giăng…"

Một chén rượu quê nâng lên chúc mừng cho cuộc hội ngộ…. Những điệu luống, điệu sạp của các thiếu nữ Thái miền sơn cước… càng làm say đắm du khách khi về với bản Mạ.

Một ngày ở bản Mạ khép lại nhưng dư âm vẫn còn đọng mãi, vang vọng tiếng cồng, tiếng chiêng, điệu khặp "yếu đú nẳm ne" của các chàng trai, cô gái vùng cao. Sức sống mới ở một bản Thái bên dòng sông Chu đang ngày càng tỏa rạng. Một bản Mạ với những cư dân bản địa giàu văn hóa truyền thống, thân thiện và hiếu khách sẽ là những ấn tượng tốt đẹp lưu lại trong tâm trí mỗi người khi về với Thường Xuân…

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.

Sôi nổi các hoạt động văn hoá, thể thao tại Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 do UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá tổ chức, trong 03 ngày, từ 23/3/2025 đến ngày 25/3/2025 (tức là từ ngày 24/02 đến ngày 26/02 Âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian sôi nổi, thu hút sự tham gia, quan tâm của đông đảo Nhân dân và du khách.

Quý I/2025, Thanh Hóa thu 2.555 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Theo thống kê, trong quý 1/2025, toàn tỉnh Thanh Hóa ước đón hơn 2,6 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu ước đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6,1%
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.