Một thoáng bản Nghèo
Có một nơi, cái tên của nó đã nhắc chúng ta nhớ về một quá khứ khó khăn, vất vả. Đó là bản Nghèo, nay là Khu Nghèo, thuộc thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa. Bản Nghèo nhỏ bé, nép mình dưới những cánh rừng bạt ngàn, hoang sơ của dãy núi Pù Luông. Cũng nơi ấy, nay cuộc sống đang từng ngày thay da đổi thịt, với những sắc màu bình yên, no ấm hơn…
Trước đây, để vào được bản Nghèo là vô cùng khó khăn, vất vả, dù chỉ cách trung tâm huyện Quan Hóa khoảng 5 km. Ngày đó, con đường độc đạo dẫn vào bản Nghèo có nhiều đoạn dốc dài và thẳng đứng, vô số đá tai mèo lởm chởm, nhiều đoạn sát vực sâu, nguy hiểm nhất là những ngày mưa, đường trơn trượt, dễ xảy ra tai nạn. Bởi vậy, cuộc sống người dân bản Nghèo dường như bị biệt lập với bên ngoài, cái nghèo luôn đeo bám, đúng như tên gọi của bản.

Cách đây hơn 10 năm, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, một con đường bê tông đã được xây dựng, giúp cho người dân bản Nghèo gần hơn với "thế giới bên ngoài". Điện cũng được kéo về bản, mang đến "ánh sáng văn minh", mở ra hướng xóa nghèo, làm giàu cho dân bản.

Cánh đồng ruộng bậc thang là niềm tự hào lớn nhất đối với các thế hệ người dân bản Nghèo. Đó cũng là một trong những điều thú vị nhất, khiến chúng tôi mong muốn được trải nghiệm khi đến với bản Nghèo. Những thửa ruộng chỉ vài mét vuông, thậm chí có thửa chỉ chưa đầy một mét vuông, nằm san sát nhau, xen kẽ là các tảng đá nhấp nhô.
Có một điều thú vị mà chúng tôi biết được khi đến đây, là người nông dân ở bản Nghèo trồng lúa hai vụ trong năm, nhưng bao giờ cũng gieo mạ và xuống đồng cấy chậm hơn so với những nơi khác một tháng. Bởi lẽ, vào mùa đông, nước chảy ra từ các khe núi rất lạnh và chỉ ấm dần vào đầu tháng giêng âm lịch. Cho nên, trong khi những nơi khác bà con thường kết thúc gieo cấy vụ Xuân mới đón Tết, thì bà con bản Nghèo lại chờ sau Tết, khi tiết trời bắt đầu ấm áp, nguồn nước của bản đỡ lạnh mới bắt đầu cày cấy.
Cũng vì lẽ đó, nếu ai có ý định đến thăm, trải nghiệm ruộng bậc thang bản Nghèo, hãy chờ đến cuối tháng 5, đầu tháng 6, lúa mới bắt đầu chín rộ.
Mặc dù có cái tên là bản Nghèo, nhưng nơi đây, bà con đang làm chủ một trong những cánh đồng bậc thang lớn nhất, nhì ở huyện vùng cao này. Những "bờ xôi, ruộng mật" đã mang đến cuộc sống no đủ cho dân bản.

Những năm gần đây, ngoài việc trồng lúa, bà con bản Nghèo cũng tích cực chăn nuôi, hoàn toàn có thể tự cung tự cấp nguồn lương thực, thực phẩm và dư dả để bán, có thêm thu nhập.
Khu Nghèo, thị trấn Hồi Xuân có 11 hộ gia đình, với hơn 540 người là dân tộc Thái và Mường. Sẵn lợi thế về phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu mát mẻ, cánh đồng ruộng bậc thang độc đáo, người dân còn gìn giữ nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống… cấp ủy, chính quyền thị trấn Hồi Xuân đã và đang giúp bà con xây dựng nơi đây thành một địa chỉ du lịch cộng đồng, để du khách muôn phương về khám phá, trải nghiệm.

Ông Cao Văn Khánh, Bí thư Chi bộ, Trưởng Khu phố Nghèo, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khu Nghèo của chúng tôi đặc biệt có núi đá, có rừng và ruộng bậc thang, có tiềm năng phát triển du lịch. Năm 2023, chúng tôi chọn ra 02 hộ gia đình để xây dựng thí điểm và đang hoàn thiện mô hình du lịch cộng đồng. Thời gian tới, chúng tôi cũng tiếp tục tuyên truyền, động viên cho bà con Nhân dân, khoảng 3 đến 4 hộ gia đình nữa tham gia xây dựng du lịch cộng đồng, thu hút khách du lịch về với bản check-in, chụp ảnh, giao lưu văn hóa văn nghệ, giao lưu ẩm thực với bà con".
Bà Hà Thị Kiều, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tới đây, cấp ủy, chính quyền thị trấn Hồi Xuân sẽ tiếp tục chỉ đạo, định hướng cho thôn bản, khu phố, các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương".
"Bỏ phố lên bản" là tên gọi homestay của gia đình chị Cao Thị Ngân. Gia đình chị Ngân là những người tiên phong vừa học, vừa làm du lịch cộng đồng ở bản Nghèo.
Làm du lịch cộng đồng là công việc khá mới mẻ đối với gia đình chị Ngân. Còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện mô hình này, từ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đến nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, bằng niềm đam mê, ham học hỏi, sự nỗ lực trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, và cả sự thân thiện, chân thành của mình, homestay của chị Ngân, nói riêng và bản Nghèo, nói chung sẽ được nhiều khách du lịch tìm về trong thời gian tới.

Nhằm bày tỏ sự mến khách, gia đình chị Cao Thị Ngân đã chuẩn bị một bữa tối khá thịnh soạn, đậm đà hương vị vùng cao để mời chúng tôi cùng giao lưu với bà con dân bản. Gà đồi, cá nướng, vịt bản, măng đắng luộc, canh rau rừng, nộm rau má, canh bon… hòa quyện trong những gia vị núi rừng như: mắc khén, hạt dổi, chẳm chéo…

Thưởng thức những món ăn miền sơn cước trong không gian nhà sàn truyền thống, nâng chén rượu nồng chúc nhau có thật nhiều sức khỏe và tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, chúc cho bản Nghèo ngày càng thịnh vượng hơn. Chắc chắn một ngày không xa, khi chúng ta nhắc đến "Bản Nghèo", sẽ không còn ám ảnh về cuộc sống khó nghèo trước kia, mà chỉ còn gợi nhớ một cái tên trong cổ tích dân gian vùng đất mường Ca Da. Và nhiều người sẽ truyền tụng nhau câu chuyện "Bản Nghèo biết làm giàu", để bà con các vùng khác học tập, làm theo.

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn diện rộng
Đến chiều tối ngày 22/7, bão số 3 đã đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, dự báo sẽ gây mưa lớn trên diện rộng.

Nhiều người dân chủ quan đánh bắt cá lúc nước dâng cao
Mặc dù đã được cảnh báo về nguy cơ của bão lũ do bão số 3 gây ra, nhiều người dân vẫn chủ quan đánh cá giữa mưa lũ.

Tổng hợp nhanh tình hình thiệt hại do bão số 3
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá vừa có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính đến 11h ngày 22/7.

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc
Từ tối ngày 21/7 và ngày 22/7, trên địa bàn Thanh Hoá có mưa lớn, gây ngập úng nhiều diện tích lúa mùa và hoa màu. Các công ty thuỷ nông đã vận hành hết công suất các trạm bơm để kịp thời tiêu úng, bảo vệ cây trồng và sinh hoạt của Nhân dân.

Phường Hàm Rồng ứng phó với bão số 3
Tại phường Hàm Rồng, công tác ứng phó, khắc phục các sự cố do bão số 3 gây ra đang được khẩn trương thực hiện.

Phường Hạc Thành di dân do ảnh hưởng của bão số 3
Do một số khu vực bị ngập sâu, Phường Hạc Thành đã phải di dân đến nơi an toàn.

Mưa bão gây sạt lở, ngập lụt nhiều vị trí trên các tuyến giao thông
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng Thanh Hóa, tính đến 14 giờ ngày 22/7, bão số 3 gây mưa lớn đã làm sạt lở, ngập lụt nhiều vị trí trên các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh.

Thanh Hoá chủ động ứng phó với bão số 3
Do ảnh hưởng của bão số 3 trong đêm ngày 21 và ngày 22/7, nhiều khu vực tại Thanh Hoá, đặc biệt là các xã ven biển có mưa to đến rất to. Các xã ven biển của tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai các phương án ứng phó, phòng chống bão, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra.

Công điện số 09 về khẩn trương triển khai công tác tiêu úng, chống ngập lụt
Để chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt sau bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công điện khẩn số 09 ngày 22/7 yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương -Triển khai ngay phương án tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp, các tuyến đường giao thông.

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong 24h tới
Chiều nay 22/7, bão số 3 đã vào đất liền, trong 24 giờ tới bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, mưa lớn vẫn còn duy trì ở Thanh Hóa và Nghệ An khiến nguy cơ lũ quét và sạt lở đất tăng cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.