Mùa hiếu hạnh
Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt. Nó không chỉ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta mà còn là ngày để con cháu hiểu thêm về chữ hiếu, để được báo ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong Phật giáo. Ngày lễ này được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 hằng năm, nhằm tưởng nhớ công ơn của ông bà cha mẹ và tổ tiên. Bên cạnh đó cũng khuyến khích mọi người biết trân trọng những gì mình đang có và thể hiện tình cảm và biết ơn đối với những bậc sinh thành.

Lễ Vu Lan thường được tổ chức trang trọng ở chùa với nhiều hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong ngày lễ này, ngoài những nghi thức như: Giảng kinh về đạo hiếu, lễ phật, dâng y, phóng sinh, dâng trà, rửa chân cho cha mẹ… thì những người đến chùa dự lễ đều được cài lên áo một bông hồng nhỏ. Người còn cha mẹ thì được cài bông hồng đỏ, người không còn cha mẹ thì được cài bông hồng trắng để mọi người nhớ về cha mẹ của mình, cầu nguyện cho cha mẹ đã mất và nhắc nhở những người may mắn còn cha, còn mẹ sống thương yêu, hiếu hạnh, là dịp để mỗi chúng ta nhắc nhở mình: "Ai còn cha xin đừng làm cha khổ/ Hãy nhớ câu đạo hiếu làm đầu/Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc/Đừng làm buồn đôi mắt mẹ nghe không". Để rồi từ đó tự nhủ lòng phải sống sao cho xứng đáng với công ơn dưỡng dục của bậc sinh thành.

Trong những ngày tháng 7 Vu Lan, ngôi chùa nhỏ Kim Sơn, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa trở thành điểm đến đến của đông đảo bà con Nhân dân trong vùng. Mọi người đến chùa lễ Phật, cầu an và tham gia nhiều động văn hóa truyền thống như múa hát, biểu diễn văn nghệ và các nghi thức phả độ gia tiên.
Ni sư trụ trì chùa Kim Sơn, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Bắt nguồn từ một điển tích trong kinh Phật nói về đạo hiếu và sự báo đền công ơn với đấng sinh thành. Khởi nguồn là ngày lễ của các Phật tử, lễ Vu Lan giờ đây đã trở thành ngày lễ báo hiếu của người Việt Nam, không chỉ để giáo dục lòng hiếu thảo mà còn giáo dục tình yêu thương đất nước, tinh thần tôn sư trọng đạo, yêu thương cha mẹ, đồng bào, dân tộc, là nền tảng nuôi dưỡng ta trở thành những con người có giá trị, có phẩm cách và đạo đức.
Đặc biệt, trong những ngày này, những người có cha mẹ còn sống đều sẽ trở về thăm cha mẹ. Tỏ lòng biết ơn và chia sẻ tình cảm gia đình. Đây cũng là một cơ hội để mọi người có thể nhớ về tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Đối xử tốt với họ và thể hiện lòng tri ân đến đấng sinh thành.

Trong ngày lễ Vu Lan, xã hội cũng có trách nhiệm đối với việc bảo vệ và chăm sóc người già, người khuyết tật và những người có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, Lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, mà còn là ngày lễ tôn vinh các giá trị của gia đình, tinh thần đồng cảm và chia sẻ trong xã hội.
Dần dần, từ một nghi thức mang màu sắc văn hóa Phật giáo, lễ Vu Lan đã trở thành nét sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt Nam. Vu Lan là dịp để gia đình sum họp, con cháu hỏi han, chia sẻ với ông bà, cha mẹ về niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, cầu cho cha mẹ được hưởng phúc lành, đồng thời giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn với hoạt động từ thiện, tri ân hướng đến đồng bào. Vu Lan cũng là dịp để dạy cho con cháu về hiếu nghĩa, về công ơn dưỡng dục sinh thành, để thêm trân quý tình cảm và giá trị thiêng liêng của gia đình.
Đại đức Thích Bản Tuệ, Trụ trì chùa Báo Ân, Thiệu Vân, Thành phố Thanh Hóa
Ngày nay, Vu Lan không còn đơn thuần là một ngày lễ của Phật giáo, ngày lễ này còn mang ý nghĩa sâu sắc trong việc trở về với cội nguồn của dân tộc. Ngày lễ tôn vinh nét đẹp văn hóa của tinh thần báo hiếu, báo ân. Phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thiêng liêng của người dân Việt Nam, làm rạng rỡ đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc và đang trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam.

Lễ Vu Lan Rằm tháng bảy mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Trong đó, chữ hiếu là nền tảng của đạo đức, gia đình là nền tảng của xã hội. Mà trong gia đình, chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc, đem đến sự an vui, an lạc. Hiểu được chữ hiếu để đền ơn đáp nghĩa với đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người. Đa phần vì ý nghĩ ấy, lễ Vu Lan hàng năm được hầu hết các gia đình tổ chức tôn kính nhưng vẫn giữ được nét giản dị vốn có theo truyền thống. Bởi vậy, "Vu Lan báo hiếu" là một trong những ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, từ một nghi lễ mang đậm Phật giáo, dần trở thành nét đẹp trong văn hóa và tâm thức của con người Việt Nam.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.