ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 liệu có khả thi?

Để đạt mục tiêu đến năm 2020 cả nước 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, trung bình mỗi năm cần khoảng 150.000 doanh nghiệp.

17/06/2018 19:22

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung 5 tháng đầu năm 2018, cả nước đã có 52.322 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 516,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số DN và tăng 6,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Mặc dù số DN thành lập mới tăng lên, nhưng cùng với đó, số DN buộc phải rời bỏ thương trường cũng gia tăng đáng kể.

Theo thống kê, số DN tuyên bố giải thể trong 5 tháng đầu năm cũng lên tới gần 27.000 DN. Điều này cho thấy, môi trường kinh doanh vẫn chưa thực sự thông thoáng như kỳ vọng của cộng đồng DN. Các động thái của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh vẫn gặp khá nhiều điểm nghẽn.

Trong khi đó, chỉ còn khoảng 18 tháng nữa là hạn chót của mục tiêu đạt 1 triệu DN mà Chính phủ đưa ra (năm 2020). Có nghĩa là từ nay đến năm 2020, mỗi năm cả nước phải có 150.000 DN mới thành lập và phải thực sự “sống” khỏe. Điều này xem ra không hề dễ dàng, bởi theo như thống kê, cùng với số DN khai sinh thì cũng một số lượng không nhỏ DN khai tử.

 

muc tieu 1 trieu doanh nghiep vao nam 2020 lieu co kha thi hinh 1
Mỗi năm Việt Nam cần khoảng 150.000 DN hoạt động hiệu quả để đạt mục tiêu có 1 triệu DN vào năm 2020. (Ảnh minh họa: VCCI)

Giới chuyên gia nhận định, từ thực tế này chắc chắn sẽ tác động rất mạnh vào mục tiêu đạt được 1 triệu DN vào năm 2020 của Chính phủ. Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước đang có khoảng hơn 600.000 DN đang hoạt động. Như vậy, trong vòng khoảng gần 2 năm tới, cả nước phải có thêm hơn 300.000 DN thành lập mới, tương đương mỗi năm phải có thêm ít nhất 150.000 DN hoạt động tốt mới đạt được mục tiêu đề ra.

 

Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện phát triển Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên thực tế mục tiêu đạt 1 triệu DN vào năm 2020 dường như rất khó thành. Bởi để đạt mục tiêu đến năm 2020 cả nước 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả như Nghị quyết 35 của Chính phủ đề ra, trung bình mỗi năm cần khoảng gần 150.000 DN mới và phải là DN sống được cùng phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp.

“Số DN phá sản ngừng hoạt động vẫn nhiều lên và số DN phá sản gần tương đương với số DN khai sinh. Do đó, con số 1 triệu DN là rất khó khả thi”, bà Hằng nhận định.

Doanh nghiệp còn gặp nhiều điểm nghẽn

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc xóa bỏ rào cản kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư để giảm nhẹ các áp lực thủ tục hành chính cho cộng đồng DN.

Tính đến hết quý I/2018, các bộ ngành đã cắt bỏ, đơn giản hóa được 738 điều kiện kinh doanh. Đây là một sự cố gắng không nhỏ của các Bộ, ngành, cơ quan quản lý để hiện thực hóa mục tiêu xóa bỏ điều kiện kinh doanh, tạo môi trường hoạt động bình đẳng, thông thoáng cho DN.

Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, về cơ bản các quá trình cải cách vẫn đang nằm trên phương án hoặc…dự thảo của các Bộ. Ở một khía cạnh nào đó, các cải cách mới chỉ dừng lại ở động thái xóa bỏ các rào cản, chưa tính đến yếu tố thể chế và những chính sách thực sự nhằm thúc đẩy cộng đồng DN phát triển.

Đó còn chưa kể tình trạng “mọc lại” hoặc cho “mọc thêm” giấy phép con mà một số bộ, ngành không biết vô tình hay hữu ý khiến DN thêm khó.

Theo nhận định của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – TS. Vũ Tiến Lộc, con số DN từ giã thương trường vẫn cao, điều này cho thấy, các DN đang còn gặp khá nhiều điểm nghẽn trong hoạt động kinh doanh. 

“Có đến gần 60% DN không phát sinh thuế thu nhập DN. Điều đó cho thấy hoạt động của cộng đồng DN vẫn gặp nhiều khó khăn. DN tư nhân được xác định là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế và được kỳ vọng là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của năm 2018. Nhưng những bất cập nội tại của cộng đồng DN vẫn chưa giải tỏa được, đơn cử trình độ công nghệ thấp, khả năng quản trị yếu, nguồn vốn, quy mô hoạt động quá nhỏ”, TS. Vũ Tiến Lộc chỉ rõ.

Cũng theo quan điểm của TS. Vũ Tiến Lộc, chỉ khi giải tỏa được những bất cập từ các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cùng với những điểm yếu về công nghệ, quản trị đang tồn tại trong nội tại DN, mới có thể tạo sức bật thực sự cho các DN.

“Chỉ khi giải tỏa được những bất cập đang tồn tại mới hy vọng số DN thành lập mới sẽ tăng nhanh, không kéo theo con số DN phá sản lớn như hiện nay. Khi đó mục tiêu có 1 triệu DN vào năm 2020 của Chính phủ mới có cơ hội trở thành hiện thực”, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết./.

Nguyễn Quỳnh/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

08:40 , 29/04/2024

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với mức lãi suất ưu đãi

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với mức lãi suất ưu đãi

08:37 , 29/04/2024

Năm 2024, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với mức lãi suất ưu đãi từ 1,2 - 4,4%/năm.

Đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý

Đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý

08:25 , 29/04/2024

Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng.

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

23:17 , 28/04/2024

Theo báo cáo của Sở Công thương, tháng 4/2024, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cơ bản ổn định và có sự phục hồi tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.

Đẩy nhanh tiến độ  giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

15:12 , 28/04/2024

Tính đến ngày 17/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Thanh Hoá quản lý đạt 3.318 tỷ đồng, bằng 26% kế hoạch vốn chi tiết được giao, cao hơn 8,8% so với cùng kỳ.

Phát huy hiệu quả  các nguồn vốn vay cho nông dân sản xuất

Phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay cho nông dân sản xuất

09:36 , 28/04/2024

Có đất đai, có sức lao động nhưng lại thiếu vốn sản xuất là thực trạng chung của nhiều hộ nông dân. Chính vì thế, những năm qua, các cấp hội nông dân tỉnh Thanh Hóa đã đứng ra ký kết ủy thác với các ngân hàng cho hội viên nông dân vay để phát triển kinh tế. Thông qua các nguồn vốn vay, nông dân đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập.

Thanh Hóa phấn đấu phát triển gần 760 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ và đạt chuẩn hữu cơ

Thanh Hóa phấn đấu phát triển gần 760 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ và đạt chuẩn hữu cơ

09:19 , 28/04/2024

Để hoàn thành mục tiêu của đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2022 - 2025, ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu trong năm 2024, toàn tỉnh phát triển 758 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ, với các đối tượng nuôi như: tôm, cá, rươi, ngao.

Thanh Hóa tạo điều kiện cho các Hợp tác xã tiếp cận quỹ đất

Thanh Hóa tạo điều kiện cho các Hợp tác xã tiếp cận quỹ đất

09:14 , 28/04/2024

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi về đất đai, tạo điều kiện cho các Hợp tác xã tiếp cận quỹ đất để duy trì hoạt động và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón

Thanh Hóa hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón

09:09 , 28/04/2024

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón.

Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%

Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%

09:08 , 28/04/2024

Dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng, đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân hơn 22% mỗi năm trong giai đoạn 2017-2023.