Nâng cao hiệu quả công tác điều động, luân chuyển cán bộ cơ sở
Trong thời gian qua, cùng với thực hiện nhiệm vụ qui hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công tác điều động, luân chuyển cán bộ, lãnh đạo quản lý theo các qui định của Trung ương và của Tỉnh ủy đã được các Đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc. Đồng thời công tác luân chuyển cán bộ được xác định là một trong những khâu đột phá, góp phần đổi mới sâu sắc, toàn diện công tác cán bộ của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở. Thực tế cho thấy nhiều địa phương đã có nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả trong công tác điều động luân chuyển cán bộ, từ đó góp phần ổn định và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
Nằm về phía Bắc, cách trung tâm huyện Nga Sơn gần 10km, phía Nam tiếp giáp với huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình, xã Nga Điền có diện tích rộng 11,17 km2 với dân số hơn 11 nghìn dân, là một xã thuần nông của huyện Nga Sơn đang còn gặp rất nhiều khó khăn về phát triển kinh tế xã hội. Từ yêu cầu thực tế của địa phương, Huyện Nga Sơn đã quyết định điều động luân chuyển cả hai vị trí chức danh Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã.
Từ tháng 5 /2019 Ông Phạm Văn Tân, Bí thư Đảng ủy xã Nga Phú được điều động luân chuyển sang làm Chủ tịch UBND xã Nga Điền; từ tháng 3/2022 Ông Mai Xuân Quang là Phó ban Tổ chức Huyện uỷ Nga Sơn được điều động luân chuyển xuống đảm trách vị trí Bí thư Đảng ủy xã Nga Điền.
Mặc dù thời gian xuống địa bàn cơ sở chưa dài, môi trường công tác có nhiều sự khác biệt, tuy vậy Ông Mai Xuân Quang đã dành nhiều thời gian khảo sát thực tế cùng với cấp ủy, chính quyền triển khai các ý tưởng, tìm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất của địa phương.
Ông Mai Xuân Quang, Bí Thư Đảng ủy xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Trong công tác điều động luân chuyển cán bộ, Huyện ủy Nga Sơn đã ưu tiên chọn lựa các cán bộ trẻ từ các phòng ban chuyên môn của huyện vừa có trình độ chuyên môn, vừa năng động và nhiệt huyết để tăng cường xuống các xã đang còn gặp nhiều khó khăn. Từ tháng 3 năm 2022, Anh Nguyễn Thanh Phong, sinh năm 1987 công tác tại UBND huyện với chức danh là Phó trưởng phòng Kinh Tế - hạ tầng, được Ban Thường vụ Huyện ủy điều động, luân chuyển về làm Phó Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND Xã Nga Phượng. Đây là một xã mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị Nga Lĩnh và xã Nga Nhân.
Trong môi trường công tác mới, có khó khăn ban đầu, nhưng với tinh thần, trách nhiệm trong công việc Anh Nguyễn Thanh Phong đã nhanh chóng khắc phục, hòa nhập, tìm tòi các giải pháp để tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về Qui hoạch, đất đai, xây dựng và thực hiện tái cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp.
Ông Mã Văn Gần, Bí thư Đảng ủy xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn
Thực hiện Qui định 98 của Bộ Chính trị, và các qui định liên quan của Trung ương và của Tỉnh ủy Thanh Hóa về công tác điều động, luân chuyển cán bộ, từ tháng 10/2017 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Nga Sơn đã thực hiện luân chuyển điều động 9 cán bộ từ cấp huyện về cấp xã và luân chuyển điều động 41 cán bộ từ xã này sang xã khác; luân chuyển điều động 30 cán bộ từ ngành này sang ngành khác.
Theo đánh giá của Huyện ủy Nga Sơn, các cán bộ được điều động, luân chuyển đều phát huy phẩm chất, năng lực công tác, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương có những thay đổi trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, góp phần ổn định tình cơ sở.
Đồng chí Hàn Duy Điều, Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Nga Sơn.
Trong những năm qua, để triển khai thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, Huyện Hoằng Hóa đã tổ chức quán triệt và cụ thể hóa Quy định số 98 của Trung ương và Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy, Theo đó Huyện ủy Hoằng Hóa đã xây dựng đề án "Điều động luân chuyển cán bộ chủ chốt, công chức cấp xã, thị trấn"; ban hành đề án "Điều động, luân chuyển cán bộ cấp huyện về đảm nhận các chức vụ chủ chốt tại xã, thị trấn".
Hoằng Trường là xã ven biển của Huyện Hoằng Hóa, trong thời gian gần đây, địa phương này đã và đang thu hút một số dự án đầu tư đô thị và du lịch qui mô lớn, đặc biệt xã Hoằng Trường nằm trong phạm vi điều chỉnh qui hoạch mở rộng Đô thị Hải Tiến đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xuất phát từ yêu cầu cầu thực tế, Huyện ủy Hoằng Hóa đã điều động một cán bộ có kinh nghiệm từ huyện xuống đảm trách vị trí Phó Bí thư – Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường để nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực tại địa phương.
Năm 2020, sau khi được điều động luân chuyển xuống cơ sở, Ông Lê Thanh Cảnh, Chủ tịch UBND Xã Hoằng Trường đã thể hiện tốt vai trò của mình, đã cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý qui hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư phát triển đô thị du lịch trên địa bàn xã Hoằng Trường được triển khai thuận lợi.
Từ khi có Quy định 98 của Trung ương được ban hành đến nay, huyện Hoằng Hóa đã điều động luân chuyển được 52 cán bộ, trong đó luân chuyển 8 cán bộ công tác ở huyện về công tác tại xã, thị trấn; luân chuyển từ xã này sang xã khác 29 cán bộ và 15 cán bộ được luân chuyển từ ngành này sang ngành khác. Việc kết hợp luân chuyển cán bộ, từng bước thực hiện bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ, góp phần thúc đẩy xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, giữ vững ổn định và phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trên địa bàn huyện.
Thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, công tác điều động luân chuyển cán bộ ở huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa và một số địa phương trong tỉnh cho thấy các địa phương đang còn gặp phải một số khó khăn, bất cập. Biên chế cán bộ, công chức cấp huyện hiện nay còn thiếu, cộng với do sáp nhập các xã, thị trấn cán bộ, công chức dôi dư, dẫn đến việc luân chuyển cán bộ đi cơ sở chưa được nhiều. Đối với luân chuyển cán bộ từ xã chuyển lên huyện thì điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ chưa đáp ứng. Chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển tuy đã được quan tâm, song nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở vật chất như nhà công vụ, điều kiện làm việc và sinh hoạt của cán bộ luân chuyển còn khó khăn….
Ngày 28/4/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 65 về luân chuyển cán bộ, để tiếp tục đổi mới công tác luân chuyển cán bộ và tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch có môi trường rèn luyện, am hiểu thực tiễn, phát triển toàn diện. Để thực hiện tốt công tác điều động, luân chuyển cán bộ trong thời gian tới đạt hiệu quả, cùng với thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về công tác luân chuyển cán bộ, các địa phương rất cần sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời về những cơ chế chính sách phù hợp, nhằm khuyến khích, động viên, tạo các điều kiện thuận lợi cho cán bộ khi được điều động luân chuyển về địa phương yên tâm công tác và hoàn thành tốt trọng trách, nhiệm vụ được tổ chức phân công.
Huyện Mường Lát nỗ lực giảm nghèo
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, hơn 3 năm qua, chương trình đã được triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.