Nấu thịt ở nhiệt độ thấp sẽ tốt hơn cho tim
Theo một nghiên cứu mới, nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Cũng giống như trứng và cà phê, vai trò của thịt đỏ trong chế độ ăn lành mạnh đang bị tranh cãi, với nhiều nghiên cứu khuyên nên ăn thịt bò, thịt lợn và thịt cừu ít hơn so với thịt trắng. Mới đây, có thêm một bằng chứng cho bên “thận trọng”, tập trung cụ thể vào điều gì sẽ xảy ra khi bạn bật bếp nướng.
Được công bố trên tạp chí Nutrients, nghiên cứu gần đây đã kiểm tra tác động của hai chế độ ăn, một là ăn nhiều thịt đỏ và ngũ cốc đã qua chế biến, và chế độ ăn kia bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, sữa, các loại hạt, các loại đậu và thịt trắng như gà và cá. Nhóm đầu tiên nấu thịt ở nhiệt độ cao-nướng, quay và chiên, trong khi nhóm thứ hai nấu chín thịt bằng cách hấp, luộc và hầm. Tất cả 51 người tham gia phải chuyển nhóm sau một tháng.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng thịt đỏ, đặc biệt khi nấu ở nhiệt độ cao, tạo ra những hợp chất gọi là sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs) có thể tích tụ trong cơ thể ở mức đáng kể. Trong nghiên cứu trước đây, những hợp chất này có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, vì chúng có thể góp phần làm cứng các mạch máu ở tim, cũng như tăng viêm và stress oxy hóa (một quá trình hóa học có hại trong cơ thể).
“Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều thịt đỏ góp phần làm mức AGEs cao hơn so với chế độ ăn gồm các loại đậu, thịt gà và carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp”, TS Peter Clifton, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học South Australia, nói.
Mặc dù chiên, nướng và quay là những phương pháp nấu ăn ưa thích khi ăn thịt đỏ, tuy nhiên theo chuyên gia chúng không phải là lựa chọn nấu ăn tốt nhất cho sức khỏe lâu dài.
Tuy nhiên, ông nói thêm, có những lưu ý ở đây. Một là mối tương quan không đồng đều về nhân quả, vì vậy ông nhấn mạnh rằng mặc dù mức AGEs cao đã được thấy ở những người có vấn đề về tim mạch, điều đó không tự động có nghĩa là chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, có thể phương pháp nấu, chứ không chỉ loại thịt, là thủ phạm lớn.
Ông nói: “Bất kỳ thực phẩm nào, kể cả thịt gà, nấu ở nhiệt độ cao trong môi trường khô đều có thể gây ra AGE. Nhưng, một lần nữa, mối liên hệ giữa AGEs trong chế độ ăn uống và nguy cơ bệnh còn bị tranh cãi nhiều trong 10 năm qua”.
Bài học rút ra, theo TS Clifton, là tốt nhất bạn nên tiết chế lượng thịt đỏ và có thể chuyển sang phương pháp nấu chậm hơn ở nhiệt độ thấp hơn.
Cẩm Tú/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

2 bếp ăn bệnh viện tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định an toàn thực phẩm
Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã phản ánh về tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, Sở Y tế Thanh Hoá đã có văn bản chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở trên.

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.