Nên ăn gì trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Ngoài việc uống nhiều nước, bạn nên ăn các thực phẩm chống viêm, giúp ngủ ngon trước và sau khi tiêm.
Các loại vắc xin Covid-19 đều được thử nghiệm trên những người ăn theo chế độ thông thường của họ. Điều đó đồng nghĩa vắc xin đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ loại thực phẩm đặc biệt nào.
Tuy nhiên, có một số chiến lược ăn uống tốt cho cơ thể bạn cả trước và sau khi tiêm vắc xin.
Trái cây, hạt bổ sung các loại vitamin cần thiết. Ảnh minh họa: JBTC
Ăn để ngủ ngon
Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động hết khả năng. Để tăng chất lượng giấc ngủ của bạn trước khi tiêm chủng, hãy quan tâm tới bữa tối.
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học Giấc ngủ Lâm sàng cho thấy ăn quá ít chất xơ (trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạt) và quá nhiều chất béo bão hòa, đường (thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt) có thể dẫn đến phục hồi kém hơn, giấc ngủ bị xáo trộn.
Ngược lại, lượng chất xơ hấp thụ cao hơn dẫn đến giấc ngủ sâu, chất lượng. Trong nghiên cứu, các tình nguyện viên cũng nhanh đi vào giấc ngủ hơn sau khi thưởng thức bữa ăn do chuyên gia dinh dưỡng cung cấp, so với những người tự chọn bữa ăn cho mình.
Nếu bạn muốn một bữa ăn nhẹ giữa bữa tối và trước khi đi ngủ, hãy mua trái cây tươi, các loại hạt. Nhưng để thức ăn được tiêu hóa đúng cách, hãy dùng trước khi đi ngủ 3 giờ. Đối với đồ uống, đảm bảo cắt giảm caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Hạn chế uống nước vào buổi tối để không phải thức dậy vào giữa đêm.
Chọn thực phẩm chống viêm
Chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh rằng thực phẩm hoặc chất chống viêm như vitamin C sẽ làm cho vắc xin Covid-19 hiệu quả hơn. Nhưng nói chung, ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng và bổ sung vitamin C sẽ giúp ích cho hệ miễn dịch.
"Một chế độ ăn uống lành mạnh được duy trì lâu dài có thể tăng cường phản ứng miễn dịch khi tiêm vắc xin, chống lại các bệnh viêm nhiễm", Tiến sĩ Louis Malinow cho hay.
Sử dụng thực phẩm toàn phần và giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến quanh năm, không chỉ khi chủng ngừa, sẽ tốt cho sức khỏe của bạn. Tiến sĩ Malinow khuyên: “Cần tránh thực phẩm chế biến sẵn bởi đó là những chất độc nhất, gây viêm. Hãy tập trung vào thực phẩm toàn phần như các loại hạt, cá, trái cây và rau củ”.
Uống nước đầy đủ giúp ích khi bạn bị sốt nhẹ sau tiêm vắc xin. Ảnh minh họa: Tasteofhome
Không đi tiêm vắc xin khi đói bụng
Không cần nhịn ăn trước khi tiêm vắc xin Covid-19 như khi đi làm một số xét nghiệm y khoa. Điều này có thể khiến bạn chóng mặt và dễ ngất xỉu. Tiến sĩ Malinow cho biết: “Lời khuyên của tôi là ăn những món tự làm ở nhà, chế biến càng ít càng tốt, chẳng hạn như sữa chua, trái cây, trứng hoặc thanh dinh dưỡng”.
Uống nhiều nước
Các bác sĩ đồng ý rằng việc cung cấp đủ nước cho cơ thể trước và sau khi chủng ngừa Covid-19 cực kỳ quan trọng. Tiến sĩ Malinow cho biết: “Các cơ quan sẽ hoạt động tốt hơn khi cơ thể được cấp nước đầy đủ”.
Người đi tiêm cũng được khuyến khích tiêu thụ các loại thực phẩm như trái cây, rau và súp chứa nhiều nước để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bạn cảm thấy khó chịu vì sốt nhẹ sau tiêm, việc bù nước rất cần thiết.
An Yên (Theo Health, Eatingwell)/Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

2 bếp ăn bệnh viện tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định an toàn thực phẩm
Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã phản ánh về tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, Sở Y tế Thanh Hoá đã có văn bản chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở trên.

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.