Ngành dệt may Thanh Hóa ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện nay, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đổi mới công nghệ để bắt nhịp xu hướng và mở rộng thị trường, tăng năng suất lao động, hiệu quả cạnh tranh. Tại Thanh Hóa, nhiều doanh nghiệp dệt may đã và đang từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.
Nếu trước đây, việc trải vải thủ công đòi hỏi phải mất 5 lao động, nhưng từ khi Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Linh, huyện Quảng Xương đầu tư máy trải vải tự động, việc trải vải chỉ cần 2 công nhân, thời gian trải vải nhanh hơn gấp ba lần so với quá trình rải thủ công. Không chỉ góp phần tăng năng suất, giảm nhân công trong việc trải vải, máy trải vải tự động có thể trải nhiều loại vải có kích thước lớn, độ chính xác chất lượng cao hơn trong quá trình trải.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Linh huyện Quảng Xương, hiện có 450 công nhân với 10 chuyền may, chủ yếu gia công hàng xuất Hàn Quốc, Mỹ. Ngoài việc đầu tư máy trải vải tự động, máy may tự động... và nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại khác, qua đó góp phần giảm nhân công trong từng khâu, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tập đoàn Tiên Sơn có 3 nhà máy may gia công xuất khẩu sản phẩm may mặc tại thị xã Bỉm Sơn, Yên Định, Thạch Thành, với trên 2.000 công nhân. Hiện đơn vị đang là đối tác chiến lược may gia công tại Việt Nam của các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, Tập đoàn Tiên Sơn đã không ngừng đầu tư các trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại cho các công đoạn sản xuất như: máy vẽ sơ đồ tự động, máy cắt, may tự động, máy trải vải, máy cuộn viền,máy kiểm tra vải, máy tời vải…. Bên cạnh đó, Tập đoàn luôn quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ thuật. Việc áp dụng công nghệ cao, công nghệ tự động trong quá trình sử dụng đã giúp các sản phẩm tạo ra giảm thiểu được rủi ro, sai sót do thao tác của công nhân, nâng cao chất được chất lượng sản phẩm, năm 2022 Tập đoàn Tiên Sơn đạt doanh thu 950 tỷ đồng; giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 87 triệu USD, nộp ngân sách Nhà nước 12 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 90 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa, ngành công nghiệp dệt may Thanh Hóa trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể với tổng số 286 doanh nghiệp. Hiện có khoảng 75% các doanh nghiệp dệt may đã chủ động đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, từng bước tự động hóa các khâu sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đang ứng dụng các giải pháp số hóa trong quản trị như: Sử dụng hệ thống chấm công tự động để quản lý nhân sự từ xa; ứng dụng các phần mềm kế toán, quản lý kho hàng, thực hiện giao dịch thương mại điện tử, ký kết đơn hàng trực tuyến với khách hàng... Qua đó giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường.

Với mục tiêu liên kết, hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành may, kết nối, phát triển thị trường trong nước và quốc tế, thúc đẩy các thành viên bắt nhịp chuyển đổi số, Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết và hợp tác, giúp các doanh nghiệp tăng cường sự tương tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, công nghệ sản xuất với nhau.
Mặc dù các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, tuy nhiên việc ứng dụng Khoa học công nghệ là thách thức không dễ đối với các doanh nghiệp dệt may, bởi có tới 70% doanh nghiệp dệt may tỉnh Thanh Hóa là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn lực để tiếp cận, triển khai và sử dụng công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế, trong khi đó kinh phí đầu tư vào ứng dụng công nghệ và các thiết bị tự động hóa lại cao. Do vậy, ngoài việc nỗ lực của các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ, cơ chế khuyến khích của các ngành trong việc ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất trong kinh doanh.

Cấp kinh phí cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh chuyển tiếp đợt I năm 2023
Chủ tịch UBND tỉnh vừa phê duyệt cấp kinh phí cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh chuyển tiếp đợt I năm 2023.

Tuổi trẻ Thanh Hóa tiên phong tham gia chuyển đổi số
Với chủ đề "Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số", trong Tháng Thanh niên năm nay, đoàn viên thanh niên tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều hoạt động chuyển đổi số, tích cực tuyên truyền, vận động người dân áp dụng công nghệ số vào cuộc sống. Qua đó thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của tuổi trẻ toàn tỉnh trong việc chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn.

Phát triển dịch vụ tài chính bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ số
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã làm thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Do vậy, việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại trên nền tảng công nghệ số sẽ thúc đẩy hệ sinh thái tài chính số.

Ứng dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị hiện đại vào quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng
Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng trang thiết bị hiện đại vào quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Ứng dụng công nghệ trong đào tạo, sát hạch lái xe
Thời gian qua, các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đã không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, xe ô tô, thiết bị, máy móc ứng dụng thông tin phục vụ quá trình giảng dạy, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng quản lý, giám sát công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Đặc biệt với việc triển khai chương trình dạy mới theo Thông tư 04, đang được các cơ sở triển khai, thực hiện, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn cơ sở đào tạo theo hướng ngày càng hoàn thiện, nâng cao.

Nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp từ ứng dụng khoa học và công nghệ
Xác định khoa học và công nghệ là khâu then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Hiệu quả ứng dụng công nghệ GroFarm trong nuôi tôm công nghiệp
GroFarm là giải pháp kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh với mật độ cao đang được người dân ở các địa phương ven biển của tỉnh đầu tư ứng dụng nhằm kiểm soát môi trường nuôi tôm, giúp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Trước nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn đã đầu tư, nâng cấp trang thiết bị y tế, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác khám, điều trị, đồng thời, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất cát nhân tạo
Thời gian qua, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại sản xuất cát nhân tạo từ nguồn nguyên liệu đá, góp phần giảm áp lực cạn kiệt nguồn tài nguyên cát tự nhiên và những tác động của việc khai thác cát đối với môi trường.

Trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hóa chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Là một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp sớm ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đến nay Trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hóa đã có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng mạng tương đối đồng bộ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.