Ngành giáo dục Thiệu Hóa ứng dụng thiết bị thông minh trong dạy học
Sôi nổi, hào hứng trong các lớp học là không khí trong các lớp học thông minh. Một trong những lợi ích của lớp học thông minh mang lại đó là sự tương tác giữa thầy và trò, tăng khả năng tư duy và say mê học tập cho học sinh. Với những lợi ích từ phòng học thông minh đem lại, thời gian qua, huyện Thiệu Hóa đã ưu tiên nguồn lực đầu tư phòng học thông minh tại nhiều trường học trên địa bàn nhằm hướng đến mục tiêu đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động hàng ngày đối với mỗi nhà giáo viên và người học.
Khác với cách dạy truyền thống trước đây chỉ có bảng đen, phấn trắng, giờ đây trong mỗi giờ học trên lớp của thầy và trò trường THCS thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa đã có nhiều thay đổi nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại. Chỉ với cú nhấp chuột hay những thao tác trực tiếp trên bảng điện tử thông minh có chức năng cảm ứng, giáo viên đã có thể giảng bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh rất hiệu quả. Để làm được điều này, thầy cô giáo đã dày công thiết kế giáo án cụ thể cùng với những ví dụ minh họa sinh động. Với khả năng tương tác, bảng điện tử thông minh đã mang đến cho cả thầy và trò không khí học tập đầy hào hứng và thú vị, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động hơn so với các học truyền thống cũng như phát huy được tính sáng tạo, năng lực tự học.


Thầy giáo Lê Văn Cường, Trường THCS thị trấn Vạn Hà huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Thầy giáo Lê Văn Cường, Trường THCS thị trấn Vạn Hà huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi dạy học trên phòng học thông minh bản thân tôi thấy có nhiều lợi ích, lợi ích đầu tiên là tương tác giữa người dạy và người học, lợi ích thứ 2 là phát huy được sự hứng thú của học sinh. Lợi ích nữa là bài học có thể lưu lại làm tư liệu, giảm thời gian soạn bài cho giáo viên".
Học sinh Ngô Lê Ngọc Châu, Lớp 7A, trường THCS thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trước đây khi chưa lắp đặt phòng học thông minh thi môn toán hay môn mỹ thuật, những ngôi nhà hay những hình vẽ thì các em đều tưởng tượng hoặc là vẽ trên bảng. Nhưng từ khi có phòng học thông minh thì chúng em có thể nhìn những hình ảnh rõ nét trên ti vi, môn toán chúng em không nhất thiết vẽ trên bảng mà có thể vẽ linh động trên màn hình ti vi, từ đó giúp chúng em thuận lợi hơi trong học tập và yêu thích môn học hơn. So với các bài giảng trước đây thi em thấy thú vị hơn".

Thực hiện Đề án "Xây dựng Trường THCS thị trấn Vạn Hà trở thành trường trọng điểm về chất lượng", từ năm học 2021 – 2022 trường THCS Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa được đầu tư và đưa vào sử dụng 4 phòng học thông minh với trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, bảng tương tác, hệ thống âm thanh, ti vi... Bên cạnh đó, từ nguồn xã hội hóa nhà trường đã lắp đặt thêm 1 phòng học thông minh với đầy đủ các trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Phòng học thông minh được thiết kế đồng bộ linh hoạt và dễ dàng vận hành, tất cả các thiết bị được kết nối lại với nhau. Với các thiết bị dạy học thông minh được lắp đặt có thể giúp giáo viên hiện thực hóa mọi ý tưởng giảng dạy, để học sinh có thể tiếp thu bài hiệu quả hơn. Đến nay, 100% học sinh của nhà trường được tiếp cận với mô hình phòng học thông minh. Giáo viên cũng đã sử dụng thành thạo các trang thiết bị và ứng dụng hiệu quả vào từng bài giảng của mình, từ đó góp phần giúp nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Thầy Trịnh Thanh Xuân, Hiệu trưởng trường THCS Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Thầy Trịnh Thanh Xuân, Hiệu trưởng trường THCS Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong 2 năm vừa UBND huyện đã đầu tư cho trường 4 phòng học thông minh với các thiết bị hiện đại. Cho đến hiện nay thầy cô đã sử dụng thành thaọ các phòng học thông minh, phát huy hết các tinh năng, phần mềm trong phòng học thông minh nhằm phục vụ tốt việc học của học sinh, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018".
Để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa công tác quản lý, giảng dạy, những năm gần đây, Trường Tiểu học Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa đã đầu tư hệ thống máy chủ, đường truyền internet, wifi, tivi thông minh ở các phòng học. Đồng thời nhà trường cũng đã ứng dụng các phần mềm quản lý, giảng dạy phù hợp thống nhất trong toàn trường. Đặc biệt, nhà trường đã được huyện đầu tư 1 phòng học thông minh với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. Nhờ đó, trong mỗi bài giảng thay vì chỉ có lý thuyết khô khan thì giờ đây đã có thêm các ví dụ trực quan sinh động được chiếu trên ti vi ngay trên lớp học. Từ khi có phòng học thông minh đến nay đã mang đến sự thay đổi sáng kể trong chất lượng dạy và học của nhà trường.

Cô giáo Đào Thị Đông, Giáo viên trường Tiểu học Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi dạy ở phòng học thông minh sinh thay đổi rất là lớn, đặc biệt là khi các em được lên bảng được cầm bút trực tiếp viết vào màn hình thì các em đều tích cực tham gia và tôi nhận thấy học sinh thay đổi hoàn toàn, tự tin, các em mạnh dạn hơn, tích cực hơn, các em muốn được cô giáo gọi lên bảng. Khi dạy thì chúng tôi có thể khai thác trực tiếp tài liệu trên mạng. Đặc biệt bộ trắc nghiệm ghi khả năng của học sinh và cho học sinh biết được khả năng của mình đứng ở đâu trong lớp dù cô giáo không nói nhưng các em vẫn có thể nhận thức được".

Thầy giáo Nguyễn Trí Sơn, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Thầy giáo Nguyễn Trí Sơn, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong những năm gần đây từ các nguồn kinh phí nhà trường đã xây dựng được một phòng học thông minh với kinh phí gần 500 triệu đồng và trang bị hệ thống iternet đến các phòng học, giáo viên 100% sử dụng máy tính trên lớp. Từ đó giúp cho việc dạy học của thầy cô thuận lợi hơn, học tập của các em thuận lợi, chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên".
Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, huyện Thiệu Hóa đã đầu tư được 12 phòng học thông minh với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cho 9 trường trên địa bàn huyện với tổng kinh phí là gần 6 tỷ đồng . Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, thiết lập một giáo án điện tử; khuyến khích giáo viên ở tất cả các đơn vị trường tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng của mình. Cùng với đó, các nhà trường đều có các phòng học Tin học, có kết nối internet phục vụ việc dạy và học, ứng dụng hiệu quả các phần mềm trong quản lý, giảng dạy như phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, phần mềm Vnedu, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, phần mềm chữ ký số… Sau khi đánh giá hiệu quả các hoạt động dạy và học từ các phòng học thông minh đã được đầu tư, huyện Thiệu Hoá sẽ tiếp tục đầu tư thêm 8 phòng học thông minh, hướng đến mục tiêu là mỗi trường trên địa bàn huyện có 1 phòng học thông minh.


Ông Nguyễn Lạnh Đông, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Lạnh Đông, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, ngành giáo dục đã tham mưu cho UBND huyện đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt đối với các trang thiết bị thông minh hiện đại đến thời điểm này đã đầu tư 12 phòng học thông minh. Thời gian tới phòng sẽ tiếp tục tham mưu để đầu tư phòng học thông minh cho các nhà trường".
Việc ứng dụng giải pháp phòng học thông minh vào trong giảng dạy là một bước tiến vượt bậc trong giáo dục nói chung và giáo dục của huyện Thiệu Hóa nói riêng. Giải pháp này, đã mang lại sự thú vị, ham học hỏi và niềm đam mê sáng tạo cho các giáo viên và học sinh. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, góp phần xây dựng và phát triển nền giáo dục điện tử, giáo dục thông minh trên nền tảng số hóa.

Vietnam Airlines và VNPT sẽ triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay
Vietnam Airlines và Tập đoàn VNPT đã ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay cho đội bay Airbus A350. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số và nâng cao chất lượng phục vụ ành khách của hãng hàng không quốc gia.

Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam vừa tổ chức lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 – một giải thưởng uy tín dành cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhất.

Thiếu cán bộ chuyên trách chuyển đổi số cấp xã
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số đang là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; nhất là khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, việc thiếu cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số đã khiến các địa phương, đặc biệt là cấp xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền số.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.