ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nghịch lý năng suất lao động khối tư nhân "bét" bảng

Năng suất lao động khối doanh nghiệp nhà nước và FDI có năng suất cao nhất, trong khi khu vực sản xuất thực sự là khối tư nhân lại có năng suất lao động thấp nhất.

19/08/2019 15:23

Tại Hội nghị Cải thiện năng suất lao động quốc gia 2019, Tổng cục Thống kê cho biết năng suất lao động (NSLĐ) khu vực doanh nghiệp tư nhân đang nằm "bét" bảng.

Cụ thể, NSLĐ nói chung của toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2017 theo giá hiện hành đạt 298,7 triệu VND/lao động. Trong đó, NSLĐ DNNN đạt 678,1 triệu VND/lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 330,8 triệu VND/lao động còn doanh nghiệp ngoài Nhà nước chỉ đạt 228,4 triệu VND/lao động.

Hoàn toàn không bất ngờ với kết quả trên, ông Mai Đức Chính - nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết, NSLĐ của khu vực DNNN đạt mức cao là dựa vào ưu thế trong việc phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên chứ không hoàn toàn nhờ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Đối với khu vực FDI, dù nhận được nhiều ưu đãi nhưng kết quả đóng góp chưa đạt được như kỳ vọng.

Ông Chính cho biết, tỉ trọng xuất khẩu khu vực này chiếm tới 70% nhưng vẫn chủ yếu là dựa vào Samsung và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu nội địa làm đầu vào lại thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Trong khi đó, khu vực tư nhân chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tỉ trọng trong nông nghiệp lớn, hệ thống máy móc, công nghệ lạc hậu, trình độ quản trị nhân lực yếu kém, đặc biệt tỉ trọng về thị trường hạn chế, bị cạnh tranh mạnh mẽ từ khu vực doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Biểu hiện rõ rệt nhất thể hiện ở trình độ quản trị, lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trong khi hoạt động sản xuất bị phụ thuộc, làm gia công, giá trị gia tăng rất thấp.

Điển hình ở ngành công nghiệp dệt may, thông thường phải đi lên từ ngành công nghiệp sản xuất sơ sợi, dệt, nhuộm... thì các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ nắm được khâu may vá, khâu chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong toàn chuỗi sản xuất.

Ngay ở thế mạnh là nông nghiệp thì sản phẩm bán ra cũng không cạnh tranh được với các nước. Ví dụ như Thái Lan, 1 tấn gạo bán ra với giá 500-600 USD/tấn, trong khi gạo Việt Nam chỉ bán được với giá 300-400 USD/tấn.

Vì thế, NSLD của khu vực tư nhân thấp hơn nhiều so với khu vực của DNNN và FDI là hiển nhiên.

Hơn nữa, về mặt cơ chế chính sách, ông Chính cho biết tới thời điểm này Chính phủ mới có nhiều chính sách quan tâm thật sự tới sự phát triển của kinh tế tư nhân. Đây mới là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới, để nhìn được kết quả chắc chắn phải mất một thời gian dài nữa. Do đó, kết quả về NSLĐ khu vực ngoài nhà nước còn thấp ổn định trong một vài năm tới.

Mâu thuẫn NSLĐ tăng nhưng lại báo lỗ

Đồng tình với những phân tích trên, PGS TS. Mạc Văn Tiến, Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội cũng cho rằng, khi cả ba yếu tố: con người, vật chất và quản trị đều yếu kém thì NSLĐ yếu kém là hiển nhiên.

Phân tích rõ hơn, PGS Mạc Văn Tiến cho biết, dù số lượng DNNN đã được thu hẹp nhưng quy mô lao động trong khu vực này vẫn lớn nhất.

Một điều rất cần được lưu ý được vị PGS nhắc tới đó là NSLĐ khu vực DNNN -  doanh nghiệp cổ phần hóa cao nhưng rất nhiều lĩnh vực trọng điểm đều than lỗ.

Điển hình như điện, xăng dầu hay khoáng sản. Điều này đặt dấu hỏi lớn về tính minh bạch trong hạch toán kinh doanh.

Theo vị PGS, theo cách tính chung của Bộ KH-ĐT, NSLĐ bằng tổng giá trị sản xuất chia cho số lao động bình quân toàn xã hội.

Nếu nhìn vào công thức này rõ ràng có mối liên hệ mật thiết liên quan tới giá trị đầu vào, đầu ra, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Như vậy, một doanh nghiệp có NSLĐ cao mà lại thua lỗ là mâu thuẫn lớn, cho thấy sự thiếu minh bạch, rõ ràng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực này.

Điều này có thể đặt ra giả thiết, NSLĐ của khu vực này tăng có thể không dựa vào sản xuất mà tăng nhờ dựa trên các tác động khác, ví dụ như tăng giá bán.

Nhìn nhận chung, cả hai vị chuyên gia đều cho rằng nếu so sánh chung về NSLĐ của Việt Nam với các nước trong khu vực, NSLĐ của Việt Nam hiện chỉ nhỉnh hơn được Lào và Campuchia. Tuy nhiên, đây là năng suất tính chung của toàn nền kinh tế, bao gồm các khu vực DNNN, khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Trong khi, muốn cải thiện được năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động thật sự phải dựa vào năng suất của khu vực tư nhân chứ không phải dựa vào những yếu tố khách quan như tăng giá hay khai thác tài nguyên. Đó là cách tăng trưởng không bền vững, không tạo dựng được nền tảng cho phát triển.

Muốn làm được như vậy,các giải pháp về công nghệ, máy móc, trình độ quản trị cũng phải được quan tâm, đầu tư bài bản, chuyên nghiệp hơn, giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Theo Thái Bình/Báo Đất Việt


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

16:05 , 02/05/2024

Theo nhận định của Sở Công Thương, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ.

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

08:00 , 02/05/2024

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay đã phối hợp cùng đối tác đầu tiên là The Pizza Company, để cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách hàng, góp phần nâng cao trải nghiệm và thúc đẩy doanh số.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

07:43 , 02/05/2024

Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài khiến giá cước vận tải biển tăng từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Đứng trước khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang tập trung đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

07:36 , 02/05/2024

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

07:16 , 02/05/2024

Theo dự báo, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng trong quý 2/2024.

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

23:01 , 01/05/2024

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó, có 19 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 35 cơ sở là doanh nghiệp, đại lý lớn chuyên kinh doanh phân bón; còn lại là các đại lý, hộ gia đình với quy mô và mức độ kinh doanh khác nhau.

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:55 , 01/05/2024

Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

18:51 , 01/05/2024

Thời gian qua huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, hữu cơ.