Những ngôi chùa thiêng xứ Thanh
Xứ Thanh, mảnh đất địa linh nhân kiệt không chỉ có rừng vàng núi bạc, mà nơi đây còn có những ngôi chùa linh thiêng, mang trong mình những nét đẹp riêng và những câu chuyện đặc biệt.
Chùa Vĩnh Thái, Nông Cống được xây dựng từ thế kỷ XVI do một thân vương nhà Mạc là Mạc Đăng Khuê dựng nên. Mạc Đăng Khuê là người vùng ngoài Bắc, do dâu bể, loạn lạc của chiến tranh nên ông lánh nạn vào Thanh Hóa. Đến vùng đất xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống ngày nay, ông dựng chùa, mở làng, lập ấp và đổi họ tên thành Hoàng Phúc Khuê. Ngôi chùa ông dựng được đặt tên là Vĩnh Thái tự, với ước muốn cầu cho quốc thái, dân an, thái bình vĩnh viễn, không còn cảnh chiến tranh tương tàn, "nồi da xáo thịt".
Men theo chân núi Hoàng Nghiêu hùng vĩ, một vùng đất sơn kỳ thủy tú mở ra trước mắt. Nơi ấy, những công trình thuộc di tích chùa Vĩnh Thái thấp thoáng dưới những tán cây cổ thụ um tùm. Chùa chính lưng tựa non cao, cửa hướng về phía Đông giữa hai cánh núi lồng lộng gió ngàn. Xa xa, dòng sông Hoàng lững lờ uốn lượn, như tấm gương soi bóng quanh năm cho di tích cách mạng. Trong những năm chiến tranh ác liệt, chùa tọa lạc gần cầu Vạy và ga Yên Thái - những công trình giao thông huyết mạch nên nhiều năm bị ảnh hưởng bởi bom Mỹ cày xới. Đây đã từng trở thành nơi che giấu các cán bộ cốt cán của Đảng như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, đồng chí Tố Hữu... hoạt động cách mạng giai đoạn 1930–1945.
Vừa là công trình văn hóa, lại được công nhận di tích lịch sử cách mạng nên chùa Vĩnh Thái ở xã Hoàng Giang, Nông Cống có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục tinh thần yêu nước cho hậu thế cũng như nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân trong vùng... Từ năm 2006 đến nay, chùa đã từng bước được cải tạo và xây dựng có hệ thống, quy mô vừa hiện đại, vừa đảm bảo được các yếu tố văn hóa truyền thống. Các công trình như: nhà thờ Tổ, lầu Quan Âm, hệ thống tượng trên núi, nhà truyền thống, giếng nước, sân chùa và hệ thống công trình phụ đã được hoàn thiện. Ngôi Đại hùng Bảo điện quy mô, là ngôi chùa hai tầng đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa- một ngôi chùa là Di tích lịch sử, ăn hvóa và cách mạng của xứ Thanh.
Xuân Bái (Thọ Xuân) là vùng đất cổ nằm bên hữu ngạn sông Chu, cách Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh khoảng 3 km. Về xã Xuân Bái, ghé thăm ngôi chùa Linh Cảnh (còn có tên gọi khác là chùa Bái) để cảm nhận rõ hơn chiều sâu đời sống văn hóa – tâm linh của đất và người nơi đây. Ngôi chùa nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt, phát tích của vương triều Hậu Lê.
Tương truyền, chùa Linh Cảnh có từ thời Trần vào khoảng cuối thế kỷ XIV. Theo các bậc cao niên trong làng kể lại rằng: ban đầu chùa chỉ mang tính chất là chùa làng, với 3 pho tượng Phật Tam Thế được khắc trên bức phù điêu gỗ. Năm 1966, chùa bị máy bay Mỹ bắn phá hư hỏng nặng, nên chính quyền và Nhân dân địa phương phải hạ giải ngôi chùa. Năm 1996, chùa được trùng tu, tôn tạo lại trong khuôn viên phía trước của nền chùa cũ. Ban đầu chùa là nơi thờ Phật, sau này vào thời kỳ bài phong, các đền, điện thờ quanh vùng đều bị phá hủy nên các sắc phong cũng như bài vị các vị khai quốc công thần đã được đưa về chùa để bảo quản và thờ cúng. Hiện tại chùa còn lưu giữ được một tấm bia ghi lại việc xây dựng, tu sửa chùa và những người công đức, cùng ba đạo sắc phong thời Nguyễn. Tấm bia ghi:
"Núi Yên Sơn còn cao ngất trời
Nước Lương Thủy còn cuồn cuộn trôi
Chùa Linh Cảnh tự ngàn đời...
... Khắc vào bia đá
Trường tồn thiên ức vạn niên".
Trong không gian tôn giáo – tín ngưỡng chùa Linh Cảnh, ngoài các hoạt động dâng hương, đi lễ vào các ngày rằm, mồng một, khoảng đầu tháng 2 âm lịch hằng năm, Nhân dân trong vùng lại háo hức, rộn ràng vui xuân, trẩy hội, tham dự lễ hội kỳ phúc chùa Linh Cảnh. Đây là lễ hội truyền thống của làng, xã nhằm bày tỏ lòng tôn kính, tri ân công đức của thần linh, các bậc tiền nhân có công lập làng, giáo dục các thế hệ cháu con truyền thống, ý thức bảo tồn và phát huy lịch sử - văn hóa làng, xã, nêu cao tinh thần cố kết cộng đồng.
Sông Chu vẫn đời đời xuôi dòng nước chảy, vẫn mang nặng phù sa mà bồi đắp cho bờ bãi xanh mướt, xóm, làng trù phú. Những vỉa tầng lịch sử - văn hóa cũng từ mạch nguồn phù sa dạt dào ấy mà hình thành nên. Và ngôi chùa thiêng Linh Cảnh qua bao thăng trầm của thời gian, lịch sử vẫn luôn là niềm tự hào, là điểm tựa tinh thần của người dân nơi đây.
Huyện Lang Chánh nằm phía Tây tỉnh Thanh Hoá, sở hữu địa hình đồi núi cao hùng vĩ, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, là nơi cư ngụ của 3 dân tộc chính: Thái, Mường và Kinh. Vùng đất được thiên nhiên ưu ái với thác Ma Hao hoang sơ, kỳ vĩ, với đại ngàn Pù Rinh huyền thoại, và bản Năng Cát mang đậm sắc màu văn hóa dân tộc...
Về Lang Chánh còn có 1 ngôi chùa vô cùng linh thiêng và đặc biệt, đó là chùa Mèo. Chùa Mèo hay còn gọi là Miêu thiền tự - di tích lịch sử văn hóa xây dựng từ thế kỷ 13, tọa lạc tại làng Chiềng Ban, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh. Ngôi chùa này gắn với sự tích "Miêu thần" cứu anh hùng Lê Lợi trước sự truy bắt gắt gao của giặc Minh.
Chùa có địa thế chuẩn mực theo thuyết phong thủy xưa. Có tả Thanh Long là dãy núi Pù Bằng, hữu Bạch Hổ là dãy núi Pù Rinh, trước mặt là dòng sông Âm chảy qua. Thế đất đẹp nên đã sinh ra ngôi chùa đẹp nức tiếng trong vùng "nhất Hương, nhì Hà, ba Chu" - ý nói nhất chùa Hương, nhì chùa Hà, ba là chùa Chu.
Tích xưa kể rằng, đó là một "Miêu thần", đã ngự ở chùa từ khi công chúa nhà Trần hưng công dựng thiền tự. "Miêu thần" trấn giữ tại ngôi chùa, vừa để bảo vệ vừa chờ vị "chúa chủ" của núi rừng. Khi Lê Lợi bị quân Minh truy đuổi, đến chùa Chu, trước tình thế nguy hiểm thì "Miêu thần" đã xuất hiện để cứu chúa thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù. Sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua. Nhớ về vùng quê, nơi có địa danh chùa Chu độ trì cho sự nghiệp chống giặc toàn thắng, Vua Lê đã sắc chỉ cho quan Lê Khả vào Mường Chanh đốc thúc thổ Lang cùng bà con nơi đây tu sửa, nâng cấp chùa Chu và đổi tên thành chùa Mèo - gắn liền với sự tích "Miêu thần". Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Chùa Mèo Lang Chánh đã trải qua các giai đoạn hoang phế và thất thoát. Tuy nhiên, tới nay, nhờ sự quan tâm của cộng đồng và chính quyền địa phương, chùa đã được tôn tạo, phục hồi và trở thành một địa điểm du lịch tâm linh và văn hóa quan trọng của huyện vùng cao Lang Chánh. Chùa Mèo được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2005.
Không gian trong lành và thanh tịnh của chùa Mèo tạo ra cảm giác bình yên và thư thái cho bất cứ ai ghé qua đây, giúp chúng ta cảm nhận được sự kết nối giữa tâm linh và tự nhiên, tìm thấy niềm tin và sự tĩnh lặng trong tâm hồn. Không chỉ là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh tín ngưỡng của người dân và du khách thập phương, mà cùng với thác Ma Hao, núi Chí Linh, bản Năng Cát, cùng sắc màu văn hóa riêng biệt của các dân tộc nơi đây... chùa Mèo còn góp phần tạo nên một diện mạo mới về du lịch cho vùng đất Lang Chánh, thu hút du khách gần xa về với huyện miền núi phía Tây của xứ Thanh.
Hội thảo khoa học về hang núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn
Chiều ngày 30/9, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực”. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, văn hóa, bảo tồn, địa chất, môi trường trong và ngoài tỉnh.
Về Xứ Thanh thăm miền Núi Đọ - Sông Chu
Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 10 km, Núi Đọ - Sông Chu từ lâu đã được biết đến là những địa danh nổi tiếng của vùng đất Thiệu Hóa. Nơi hợp lưu giữa dòng Mã giang và Chu giang, ấy là một trong những địa danh ghi dấu thời kì bình minh của loài người. Đối với những người yêu thích du lịch và khám phá văn hóa, lịch sử thì vùng đất này thực sự là điểm đến lý tưởng, không thể bỏ qua.
Hùng vĩ núi rừng xứ Thanh
Thanh Hóa được ví như là một Việt Nam thu nhỏ, có đầy đủ các dạng địa hình: miền núi và trung du, đồng bằng, ven biển và biên giới, nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, có những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Trong tổng diện tích hơn 11 nghìn km2, địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, văn hóa và du lịch đặc sắc.
Phát triển du lịch từ mô hình nông trại
Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chừng 36 km về phía Tây Nam, huyện miền núi Như Thanh được thiên nhiên ưu ái với tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa bản địa độc đáo. Từ trung tâm huyện di chuyển về phía Nam chưa đầy 10km, chúng tôi có dịp ghé thăm xã Xuân Phúc, địa phương được biết đến với Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia độc đáo – Lễ hội Kin Chiêng Booc Mạy.
Linh thiêng phủ Tía
Triệu Sơn - huyện đồng bằng tiếp nối với vùng miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, được thành lập năm 1965, thực tế vùng đất này đã tồn tại rất lâu đời với bề dày lịch sử, văn hóa. Trong đó có núi Tía - được biết đến là một vùng di tích lịch sử và danh thắng. Ngọn núi cao 30m, diện tích 29 nghìn mét vuông, trông xa như con rùa cất cổ đi về phía Tây Bắc. Cùng với núi Nưa, núi Tía được biết đến là một trong những nơi ghi dấu ấn đậm nét về cuộc đời vẻ vang, anh hùng của Bà Triệu.
Những người yêu chèo hội ngộ tại Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XVI
Tối 12/7, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa diễn ra “Chương trình giao lưu những người yêu chèo toàn quốc lần thứ 9 năm 2024” do Đài TNVN phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức.
Độc đáo nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng ở chính Điện Lam Kinh
Đến tham quan Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, du khách sẽ vô cùng ấn tượng bởi kiến trúc cung đình độc đáo. Đặc biệt, tại chính điện Lam Kinh, nghệ thuật điêu khắc hình tượng Rồng từ đôi bàn tay tài hoa khéo léo của những người thợ thủ công truyền thống đã để lại những trải nghiệm khó quên cho những ai một lần được đặt chân đến nơi này.
Những cánh hạc bay trong đêm
Thành phố Thanh Hóa về đêm mang một nét đẹp rất riêng, khiến lòng người không khỏi xuyến xao khi bất chợt nhìn ngắm, không còn nhiều những ồn ã, nhộn nhịp của một ngày dài chốn đô thị. Thành phố của những cánh hạc bay….
Du lịch Thanh Hoá ứng dụng công nghệ số hướng đến phát triển bền vững
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số để phát triển du lịch ở Thanh Hoá trở thành tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Đồng thời là biện pháp để các đơn vị, doanh nghiệp du lịch thay đổi tư duy quản lý, tìm kiếm thêm giải pháp tiếp cận với khách hàng cũng như thay đổi cách vận hành sản phẩm du lịch một cách bài bản, thông minh.
Tỉnh Thanh Hoá dừng tổ chức nhiều nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024
Theo kế hoạch, Lễ hội Lam Kinh năm 2024, sẽ khai mạc vào sáng ngày 24/9, tức ngày 22/8 năm Giáp Thìn, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân. Tuy nhiên, để ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức nhiều nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.