ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có hơn 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có trên 600.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc lại có nét văn hóa đặc sắc riêng, góp phần làm phong phú, đa dạng kho tàng văn hóa truyền thống của xứ Thanh. Những năm qua, bảo tồn nét văn hóa tốt đẹp, quý giá của các dân tộc là nhiệm vụ được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Trong đó, ngành văn hóa đã tích cực phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Đức Dũng – Thanh Sơn – Văn Lộc

03/07/2024 22:24

Là người con dân tộc Thái, hơn 20 năm qua, ông Phạm Bá Thược, ở xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn luôn mang trong mình niềm đam mê với văn hóa truyền thống của dân tộc. Ông đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, sưu tầm chữ Thái cổ, truyền dạy cho nhiều thế hệ, góp phần hồi sinh chữ viết của người Thái, cũng là gìn giữ, phát huy những nét tinh túy nhất của dân tộc mình.

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống- Ảnh 1.

Ông Phạm Bá Thược (áo đỏ) chia sẻ niềm đam mê với văn hóa truyền thống của dân tộc.

Từ ngày còn là giáo viên đứng trên bục giảng, ông Phạm Bá Thược đã dành thời gian tìm hiểu hệ thống chữ viết của dân tộc Thái. Ông cũng thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về giảng dạy tiếng Thái do huyện, tỉnh tổ chức. Từ năm 2007 đến nay, dù trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, nhưng ông Phạm Bá Thược vẫn là hạt nhân quan trọng trong công tác giảng dạy tiếng Thái trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Với sự quan tâm của các cấp, ngành, ông Phạm Bá Thược đã mở nhiều lớp học chữ Thái tại các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Thường Xuân… với hàng trăm học viên là học sinh, cán bộ, viên chức và Nhân dân tham gia.

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống- Ảnh 2.

Ông Phạm Bá Thược, Bản Luốc Làu, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ông Phạm Bá Thược, Bản Luốc Làu, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Là người con của dân tộc Thái, tôi luôn mong muốn được góp phần công sức của mình trong việc sưu tầm, gìn giữ và phát huy những nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc mình, từ đó truyền lại cho các thế hệ hôm nay".

Không chỉ thành thạo chữ viết dân tộc Thái, ông Phạm Bá Thược còn sưu tầm, phiên âm và lưu giữ được trên 2.000 câu tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ dân tộc Thái. Ông cập nhật, ghi chép lại những tác phẩm văn học, những câu thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ trong các lĩnh vực đời sống xã hội sau đó phiên âm bằng chữ Việt và phổ biến lại cho Nhân dân. Ông vận động các bậc cao niên ở các thôn bản, các nghệ nhân dân gian sưu tầm sách cổ bằng chữ Thái. Ông phiên âm và lưu giữ được 300 cuốn sách cổ gồm đủ các thể loại: ca dao, truyện thơ, sách tâm linh và sách cổ nói về luật tục, tập tục người Thái. Ông còn thu thanh và lưu giữ hàng chục làn điệu Khắp Tày (hình thức diễn xướng các bài dân ca).

Ông Phạm Bá Thược, Bản Luốc Làu, xã Mương Mìn, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa: "Những năm gần đây, tôi cùng với chính quyền địa phương thành lập câu lạc bộ chuyên về nghiên cứu, truyền dạy văn hóa truyền thống dân tộc Thái; tôi viết sách, về những bài cúng tổ tiên, cúng cơm mới… để bà con cùng nhau gìn giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc".

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống- Ảnh 3.

Với ông Phạm Bá Thược, việc tìm hiểu, sưu tầm và truyền dạy chữ Thái cũng chính là để bảo tồn ngôn ngữ, phát huy những nét văn hóa truyền thống của dân tộc từ lời ca tiếng hát, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động sản xuất, văn hóa ứng xử, giao tiếp... Qua đó trau dồi, gìn giữ, và phát huy những tinh hoa văn hóa cao quý của ông cha cho thế hệ sau.

Ông Phạm Bá Lập, Phó Chủ tịch UBND xã Mương Mìn, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ông Thược đã có rất nhiều năm gắn bó với việc sưu tầm, truyền dạy chữ Thái, văn hóa truyền thống dân tộc Thái. Ông đã mở các lớp học chữ Thái cổ, dịch nhiều tài liệu quý về văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán… Góp phần làm đa dạng hơn văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái trên địa bàn".

Đã hơn 30 năm qua, hiếm khi nào ông Phạm Vũ Vượng, ở thôn Thuận Hòa, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc vắng mặt ở các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, hay những lễ hội của địa phương… Từ những ngày con trẻ, với niềm say mê của mình, ông Vượng đã đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người để tìm hiểu, chắt lọc những nét tinh hoa văn hóa cồng, chiêng trên đất Mường.

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống- Ảnh 4.

Với mong muốn bảo lưu vốn văn hóa truyền thống của cha anh, cách đây hơn chục năm, ông Phạm Vũ Vượng đã đề nghị với chính quyền địa phương thành lập câu lạc bộ cồng chiêng, mà nòng cốt là những người cao tuổi ở thôn Thuận Hòa. Câu lạc bộ cồng, chiêng xã Quang Trung được thành lập với 12 hội viên. Sau khi thành lập, các thành viên của câu lạc bộ đã đến từng gia đình trong thôn để thống kê lại số cồng, chiêng được lưu giữ trên địa bàn. Khi đã thống kê đầy đủ, ông Vượng lại đứng ra cùng bà con tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ, tập luyện với dàn cồng, chiêng. Cũng từ đó, không chỉ người dân ở xã Quang Trung, mà người Mường ở các làng, xã khác cũng chủ động tìm đến tận nhà, nhờ ông Vượng dạy đánh cồng, chiêng. Với bà con người Mường nơi đây, học cách sử dụng cồng chiêng, cũng là để hiểu thêm về cội nguồn văn hóa của dân tộc mình.

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống- Ảnh 5.

Ông Phạm Văn Quang, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ nhỏ tôi đã rất đam mê với tiếng cồng, chiêng của dân tộc mình. Mấy năm nay, tôi được ông Vượng dạy đánh cồng, chiêng, được tham gia các lễ hội của thôn, của xã… Tôi mong các cấp chính quyền quan tâm hơn nữa, để có thể gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình".

Qua hơn 15 năm duy trì sinh hoạt, cho đến nay, Câu lạc bộ văn hóa dân gian dân tộc Mường xã Quang Trung đã trở thành mô hình điểm của huyện Ngọc Lặc trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Với ông Phạm Vũ Vượng, tham gia đánh cồng, chiêng cũng là cách để truyền lại cho thế hệ trẻ niềm say mê với văn hóa dân tộc, để mọi người cùng chung tay bảo tồn văn hóa truyền thống trong cuộc sống hôm nay.

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống- Ảnh 6.

Bà Phạm Thị Liên, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tham gia sinh hoạt cùng Câu lạc bộ Văn hóa dân gian dân tộc Mường, tôi được các nghệ nhân và mọi người hướng dẫn, dạy cho các điệu múa, những câu hát… Tôi rất vui vì đã góp phần gìn giữ, phát huy những nét bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Mường".

Tại Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Ngọc Lặc, từ năm học 2021 - 2022 đến nay, nhà trường đã phối hợp với các đơn vị chức năng như: Phòng giáo dục, Phòng văn hóa, Trung tâm văn hóa huyện… tổ chức các buổi học ngoại khóa, với chuyên đề "Tìm hiểu, gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống". Cùng với đó, nhà trường còn phối hợp với Nghệ nhân ưu tú Phạm Vũ Vượng để tổ chức các buổi giao lưu, truyền dạy cho các em học sinh những nét đặc trưng nhất của văn hóa dân tộc Mường. Đó là những câu hát đang, hát xường, là nghệ thuật diễn xướng cồng chiêng…. Đến với những buổi học như thế này, các em học sinh được hiểu thêm về văn hóa của dân tộc mình, từ đó, càng có ý thức hơn trong học tập, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Mường trong thời kỳ mới.

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống- Ảnh 7.

Em Nguyễn Thị Huyền Trang, Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Nhà trường đã luôn tạo điều kiện cho chúng em được tham gia các hoạt động ngoại khóa, nhất là các buổi học về văn hóa truyền thống. Qua các buổi học, em và các bạn càng hiểu hơn về văn hóa dân tộc, từ đó cố gắng học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa".

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống- Ảnh 8.

Ông Phạm Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Ông Phạm Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Địa phương sẽ quan tâm hơn nữa đến các câu lạc bộ văn hóa dân gian các địa phương; phát huy vai trò của các nghệ nhân, của Nhân dân trong gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống. Hiện nay, huyện Ngọc Lặc có Nghệ nhân Nhân dân Phạm Thị Tắng, Nghệ nhân ưu tú Phạm Vũ Vượng… Họ chính là những hạt nhân trong các phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương, là những người có rất nhiều đóng góp cho việc bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống".

Tỉnh Thanh Hóa hiện nay có hàng trăm nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể. Họ là những người đang nắm giữ, truyền dạy, có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự đồng lòng và tích cực tham gia của Nhân dân, các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã và đang được bảo tồn, phát huy. 

Những người góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống- Ảnh 9.

Tin tưởng rằng, với các giải pháp phù hợp, cùng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chính sách thiết thực, bản sắc văn hóa vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục được các thế hệ kế thừa và phát triển, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa đặc sắc của xứ Thanh.

Nguồn: Chuyên mục Sắc màu các dân tộc xứ Thanh/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Gắn phát triển du lịch với nghề sản xuất nước mắm truyền thống

Gắn phát triển du lịch với nghề sản xuất nước mắm truyền thống

08:11 , 24/07/2024

Với mong muốn gìn giữ và phát triển các giá trị truyền thống, vừa qua Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia đã phát triển dịch vụ du lịch trải nghiệm gắn với nghề sản xuất nước mắm truyền thống tại xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá. Dù mới ra mắt, song mô hình du lịch trải nghiệm này đã rất hấp dẫn du khách.

Quảng Bình là một trong 13 điểm đến đẹp nhất thế giới

Quảng Bình là một trong 13 điểm đến đẹp nhất thế giới

10:48 , 22/07/2024

Quảng Bình của Việt Nam vừa được tạp chí Travel+Leisure của Mỹ đánh giá là một trong 13 điểm đến đẹp nhất thế giới.

Nâng tầm du lịch xứ Thanh

Nâng tầm du lịch xứ Thanh

09:52 , 21/07/2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thanh Hoá là một trong số những địa phương nằm trong top đầu về thu hút khách du lịch với gần 9,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ 2023. Đáng chú ý, lượng khách du lịch đến với Thanh Hoá tăng cả 3 loại hình du lịch gồm: du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng.

Thanh Hóa: Phấn đấu thu từ du lịch 32.387 tỷ đồng trong năm 2024

Thanh Hóa: Phấn đấu thu từ du lịch 32.387 tỷ đồng trong năm 2024

14:46 , 20/07/2024

Chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đã giúp Thanh Hóa thu hút thêm lượng lớn khách du lịch trong 6 tháng đầu năm nay, hướng tới mục tiêu đón 13,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 32.387 tỷ đồng năm 2024.

Đền thờ Trung túc vương Lê Lai

Đền thờ Trung túc vương Lê Lai

15:17 , 18/07/2024

Huyện miền núi Ngọc Lặc nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, được thiên nhiên ban tặng cho một vùng núi non, sông suối, cảnh sắc tươi đẹp và kỳ vĩ. Bên cạnh đó, Ngọc Lặc còn là nơi lưu giữ một kho tàng tài sản vô giá là các di tích lịch sử văn hóa đa dạng; trong đó, có hệ thống đền thờ các vị anh dùng dân tộc.

Quảng Xương phát huy thế mạnh phát triển du lịch biển

Quảng Xương phát huy thế mạnh phát triển du lịch biển

08:59 , 18/07/2024

Với đường bờ biển dài trên 12 km, bãi cát thoải dài và đẹp, hải sản tươi ngon, phong phú, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá để huyện Quảng Xương tập trung khai thác, đầu tư phát triển du lịch biển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thanh Hóa kích cầu du lịch mùa thấp điểm

Thanh Hóa kích cầu du lịch mùa thấp điểm

08:56 , 18/07/2024

Để tiếp tục “hút khách” và hoàn thành mục tiêu đón 13,8 triệu lượt khách trong năm 2024, Thanh Hóa đang nỗ lực tung ra những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn.

Nơi hội ngộ của những người yêu chèo

Nơi hội ngộ của những người yêu chèo

06:31 , 18/07/2024

Trong không khí cởi mở, thân tình, ấm áp, gần gũi, chương trình giao lưu “Những người yêu nghệ thuật chèo toàn quốc” lần thứ 9 - năm 2024 đã khép lại vào cuối tuần qua. Dẫu chỉ là một sân chơi không chuyên thế nhưng suốt 9 năm qua đã có hàng nghìn người yêu chèo không quản ngại đường xá xa xôi về tề tựu để được giao lưu, biểu diễn trên sân khấu và thỏa mãn niềm đam mê. Điều đó như một minh chứng cho thấy bộ môn nghệ thuật truyền thống này vẫn có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.

Di sản văn hoá thế giới giữa lòng xứ Thanh

Di sản văn hoá thế giới giữa lòng xứ Thanh

11:41 , 17/07/2024

Từ sau khi được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011, Thành nhà Hồ ngày càng có nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế ghé thăm. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá duy nhất còn lại tại Đông Nam Á, là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới và mang những giá trị nổi bật toàn cầu.

Pù Luông xanh yên bình

Pù Luông xanh yên bình

16:08 , 16/07/2024

Về với Thanh Hóa, nếu bạn đã quá quen với khung cảnh tấp nập của phố biển hay những khu du lịch, vui chơi giải trí sầm uất, ồn ã, thì hãy thử tìm cho mình một cảm giác bình yên, thong dong tại một vùng đất đầy thơ mộng nơi miền núi cao của Xứ Thanh….