Những sáng kiến tiêu biểu của ngành y Thanh Hóa
Những năm qua, nhiều cán bộ, y, bác sĩ công tác trong ngành y Thanh Hóa đã nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm tăng cường hiệu quả chăm sóc, điều trị, nâng cao vị thế của từng đơn vị trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Hơn 20 năm công tác trong ngành y, Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Huy Thạch - Giám đốc Trung tâm Huyết học - Truyền máu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được biết đến là một cây sáng kiến. Tính đến thời điểm này, anh đã có gần 20 đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, góp phần vào việc đảm bảo an toàn truyền máu. Trong đó, sáng kiến "Cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất chế phẩm Tủa lạnh" của bác sĩ Nguyễn Huy Thạch thực hiện trong năm vừa qua đã được xếp loại C tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa năm 2022- 2023. Nhờ có sáng kiến này, mỗi năm, Trung tâm tiết kiệm được trên 100 triệu đồng cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Quan trọng hơn là người bệnh được sử dụng đơn vị huyết tương an toàn và giảm sinh ra các rác thải y tế, góp phần bảo vệ môi trường.
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Huy Thạch, Giám đốc Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của tôi được nghiệm thu, chúng tôi áp dụng luôn tại đơn vị. Đến thời điểm này, chúng tôi thực hiện thường xuyên. Mỗi năm, chúng tôi thực hện khoảng 6 ngàn mối nối, sản xuất khoảng 4 ngàn đơn vị Tủa lạnh. Theo đó, các cơ sở y tế và người dân trong tỉnh Thanh Hóa đã được hưởng thụ những giá trị của kỹ thuật này".
Sáng kiến "Ứng dụng năng lượng sóng tần số radio trong điều trị suy giãn tĩnh mạch hiển lớn" tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Ngọc – Phó Trưởng Khoa chẩn đoán hình ảnh được đánh giá là mang lại giá trị, tính thực tế cao. Trước đây, khi chưa "Ứng dụng năng lượng sóng tần số radio trong điều trị suy giãn tĩnh mạch hiển lớn", bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch hầu hết phải chuyển lên tuyến Trung ương hoặc phẫu thuật phải nằm viện lâu dài hoặc chấp nhận sống chung với bệnh. Thế nhưng, từ khi "Ứng dụng năng lượng sóng tần số radio trong điều trị suy giãn tĩnh mạch hiển lớn", bệnh nhân không cần phải chuyển đi tuyến Trung ương, được điều trị ngay tại Thanh Hóa, bệnh nhân không cần phải gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ, ngay sau thủ thuật bệnh nhân đi lại, sinh hoạt bình thường, không cần nghỉ dưỡng. Không những khỏi bệnh, điều trị bệnh còn mang lại tính thẩm mĩ trả lại đôi chân đẹp cho bệnh nhân. Đặc biệt, giải pháp này được bảo hiểm y tế thanh toán, giúp giảm chi phí điều trị cho người bệnh.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Ngọc, Phó Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trước đây, bệnh nhân không muốn phẫu thuật thì phải chuyển đi tuyến Trung ương để làm, nhưng bây giờ, bệnh nhân không phải chuyển tuyến. Sau nhiều năm, chúng tôi đã làm được khoảng 1 ngàn ca và đảm bảo được hiệu quả điều trị là bệnh nhân không phải chuyển tuyến ra Trung ương và đảm bảo tính thẩm mỹ. Khi điều trị, bệnh nhân chỉ gây tê, không cần gây mê. Đó là những những ưu điểm của đề tài".
Tính từ năm 2017- 2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa có 1.033 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở; 16 đề tài cấp đa quốc gia, cấp Bộ, cấp tỉnh có tính ứng dụng cao trong công tác khám chữa bệnh, quản lý Bệnh viện; có 3 sáng kiến đạt giải trong Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật lần thứ 13; 3 Giải thưởng khoa học và công nghệ Thanh Hóa; 8 đề tài được nhận Bằng lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; 2 đoàn viên Công đoàn Bệnh viện được tôn vinh danh hiệu trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa có 3 đề tài khoa học cấp tỉnh đang thực hiện; 06 đề tài cấp cơ sở có sử dụng nguồn Ngân sách sự nghiệp của sở y tế năm 2024 đang thực hiện; đăng ký 209 đề tài cấp cơ sở, 4 đề tài đề nghị tặng bằng lao động sáng tạo của tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Tiến sĩ Phạm Phước Sung, Trưởng phòng đào tạo chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Hàng năm, Bệnh viện chúng tôi thực hiên từ 2-3 đề tài cầm tỉnh và gần 200 đề tài cấp cơ sở, trong đó có từ 3-5 đề tài có kinh phí của ngân sách khoa học của Sở y tế để thực hiện các nghiên cứu này. Ngoài ra, chúng tôi có nhiều cải tiến kỹ thuật, sáng kiến ứng dụng vào công việc thực tế chăm sóc bệnh nhân hằng ngày".
Tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa, phong trào đổi mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến luôn được quan tâm thực hiện. Theo đó, Ban giám đốc, Công đoàn bệnh viện luôn có hình thức khen thưởng, khích lệ, động viên kịp thời những cán bộ, công nhân viên chức, lao động có sáng kiến vượt khó. Nhờ đó, từ năm 2023 đến nay, Bệnh viện Ung bướu đã có trên 60 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và các sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Nhìn chung các đề tài, sáng kiến đều mang tính thực tiễn cao, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tú, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Chỉ đạo tuyến - Điều dưỡng, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm vừa qua tôi có thực hiện 1 đề tài nghiên cứu giữa bác sĩ điều trị và dược sĩ lâm sàng. Đề tài này đã được Hội đồng khoa học bệnh viện thông qua. Đề tài được thực hiện trên gần 300 bệnh nhân. Hiệu quả là làm giảm tác dụng phụ trong điều trị hóa chất cho người bệnh ung thư".
Bác sĩ Chuyên khoa 1 Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch công đoàn, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hiện tại, chúng tôi đã thực hiện được 7 ngàn kỹ thuật điều trị đa mô thực trong ung thư, trong đó có nhiều kỹ thuật được công đoàn, Ban Giám đốc quan tâm và đã phát triển ngang tầm với các tuyền Trung ương, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, nâng thương hiệu bệnh viện và giảm tải lên tuyến trên".
Thời gian qua, các cấp công đoàn ngành y tế Thanh Hóa liên tục phát động các phong trào thi đua, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, lao động nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Từ năm 2023 đến nay, toàn ngành y tế Thanh Hóa có gần 1.200 đề tài cấp cơ sở được thực hiện tại các đơn vị, trong đó có 13 đề tài cấp cơ sở được hỗ trợ kinh phí của ngành.
Ông Trương Việt Dũng, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế Thanh Hóa chia sẻ: "Thời gian tới, công đoàn ngành y tế tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo; thi đua học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề; tiếp tục vận động cán bộ, đoàn viên, người lao động phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, qui trình làm việc, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đồng hành cùng cơ quan đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao".
Có thể khẳng định, phong trào thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo" phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của Công đoàn ngành y Thanh Hóa đã được cán bộ, công nhân viên chức – lao động tích cực tham gia. Qua đó, những sáng kiến, giải pháp tiêu biểu được áp dụng tại các đơn vị đã góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh trên địa bàn, phục vụ tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.