Phát triển mô hình chợ thông minh
Thời gian qua, các Ban quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực khai thác, vận hành và kinh doanh, tạo điều kiện cho tiểu thương và người tiêu dùng tiếp cận các phương thức thanh toán hiện đại, đảm bảo an toàn, góp phần xây dựng văn minh thương mại.
Thực hiện Kế hoạch số 129 ngày 16/02/2023 của UBND thành phố Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, Ban quản lý chợ Tây Thành đã xây dựng mô hình chợ thông minh, giúp người dân trải nghiệm và tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt, kích thích hoạt động mua sắm, góp phần xây dựng văn minh thương mại. Theo đó, Ban Quản lý Chợ đã phối hợp với doanh nghiệp Viettel và các Ngân hàng hỗ trợ các hộ tiểu thương cài đặt ví điện tử, hướng dẫn cách thức thanh toán trực tuyến thông qua một số ứng dụng như: Viettel Pay, VNPay, Momo, sau đó các thành viên trong mô hình sẽ tiếp tục hướng dẫn, vận động các tiểu thương trong chợ cùng tham gia thực hiện. Mục tiêu của mô hình là nhằm tạo thói quen giao dịch không dùng tiền mặt trong các hoạt động mua, bán cho người dân theo xu hướng hiện đại.

Chị Nguyễn Thị Xuân, Tiểu thương chợ Tây Thành, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Thông qua ứng dụng nền tảng thanh toán số, tiểu thương và khách hàng có thể mua bán mọi mặt hàng tại chợ bằng cách quét mã QR hoặc chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money nhanh chóng và thuận tiện chỉ với 1 chiếc điện thoại trên tay, kết nối Internet".
Tại chợ Thị Trấn Quảng Xương, với mục tiêu "Lấy khách hàng làm trọng tâm", việc triển khai chợ thông minh đã giúp giao dịch mua, bán tại chợ thuận lợi, an toàn hơn. Người bán và người mua có thể thoải mái đi chợ không cần mang tiền mặt. Để xây dựng chợ thông minh, Ban quản lý chợ đã tuyên truyền người dân cài đặt ứng dụng quét mã QR; tuyên truyền các tiểu thương thanh toán tiền điện, nước, phí vệ sinh môi trường, phí thuê mặt bằng, lương… bằng hình thức số qua VNPT Money thanh toán nhanh và nhiều tiện ích hoặc thanh toán qua số điện thoại, thanh toán QR, chuyển khoản... Qua đó, khuyến khích, tạo điều kiện cho tiểu thương và người dân đi chợ quen dần với phương thức thanh toán.
Bà Bùi Thị Phương, Thị Trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Từ khi chợ triển khai mô hình chợ thông minh, tôi đi chợ mà không cần mang theo tiền mặt, hay những lúc quên tiền cũng có thể thanh toán bằng điện thoại quét mã QR tại cửa hàng rất tiện lợi".

Không chỉ áp dụng các nền tảng số trong thương mại điện tử, tại các mô hình chợ thông minh, tiểu thương trong chợ sẽ chấp nhận thanh toán tiền hàng, các loại phí dịch vụ sử dụng bằng chuyển khoản ngân hàng hoặc tài khoản Viettel Money. Ban Quản lý chợ sẽ thanh toán các khoản phí thu tại chợ và chi trả lương cho cán bộ, nhân viên hưởng lương bằng phương thức không dùng tiền mặt; sử dụng các loại hóa đơn, biên lai thu phí bằng hình thức điện tử. Ngoài ra, nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực chợ, đảm bảo an toàn tài sản cho tiểu thương và người dân khi đến kinh doanh, mua bán, các Ban Quản lý chợ đã triển khai thực hiện mô hình camera giám sát. Toàn bộ hệ thống Camera đều được lắp đặt tại các chốt của Ban quản lý chợ, có phân công cán bộ quản lý, giám sát toàn diện, kịp thời phát hiện và nhắc nhở, chấn chỉnh các trường hợp sai phạm, tạo niềm tin cho tiểu thương và người tiêu dùng.

Ông Lê Viết Đang, Trưởng Ban quản lý chợ Tây Thành, Thành phố Thanh Hóa
Ông Lê Viết Đang, Trưởng Ban quản lý chợ Tây Thành, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Việc lắp đặt hệ thống camera tạo thêm niềm tin, sự an tâm cho người bán lẫn người mua, góp phần thực hiện tốt tiêu chí chợ thông minh".
Ông Nguyễn Văn Minh, Ban quản lý chợ Thị Trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hệ thống camera được lắp đặt kết nối với lực lượng công an địa phương là điều kiện để chợ đảm bảo an ninh trật tự, giảm lực lượng bảo vệ trông coi, an toàn cho người đi chợ".
Tại siêu thị Co.opmart, bên cạnh hình thức mua hàng trực tiếp tại hệ thống siêu thị, người tiêu dùng còn có thể mua hàng qua hình Co.opmart online qua 4 kênh tiếp nhận đặt hàng qua điện thoại, qua app "Saigon Coop", fanpage "Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa" và đặt hàng qua Zalo. Người mua chỉ cần chọn tính năng "Ði chợ" trên app VinID, cập nhật địa chỉ nhận hàng, lựa chọn những món hàng cần mua và tiến hành thanh toán online thông qua tài khoản ngân hàng đã liên kết, toàn bộ đơn hàng sẽ được giao tận nhà trong một thời gian nhất định. Hiện nay, siêu thị Coopmart là một trong những đơn vị thành công từ việc ứng dụng thương mại điện tử, tạo thói quen mua sắm các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hằng ngày cho người tiêu dùng thông qua app VinID.

Anh Nguyễn Bá Tấn, Quầy dịch vụ khách hàng, Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Hiện tại, việc ứng dụng thương mại điện tử đã giúp siêu thị quản lý tốt việc mua bán, nắm bắt thông tin chăm sóc khách hàng thường xuyên 24/24h".
Ông Nguyễn Bá Thương, Phó chủ tịch Hiệp hội phát triển Chợ Tỉnh Thanh Hóa cho biết các giải pháp nhân rộng mô hình chợ thông minh thời gian tới
Với những hiệu quả thiết thực từ mô hình Chợ thông minh không chỉ được áp dụng ở hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi mà tại nhiều chợ truyền thống cũng trở nên rất phổ biến và nhận được sự hưởng ứng tích cực của người tiêu dùng. Điều này sẽ góp phần từng bước xây dựng xã hội số, kinh tế số, đáp ứng mục tiêu chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Vietnam Airlines và VNPT sẽ triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay
Vietnam Airlines và Tập đoàn VNPT đã ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay cho đội bay Airbus A350. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số và nâng cao chất lượng phục vụ ành khách của hãng hàng không quốc gia.

Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam vừa tổ chức lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 – một giải thưởng uy tín dành cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhất.

Thiếu cán bộ chuyên trách chuyển đổi số cấp xã
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số đang là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; nhất là khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, việc thiếu cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số đã khiến các địa phương, đặc biệt là cấp xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền số.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.