ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phát triển sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã áp dụng hình thức nhà lưới, nhà màng vào sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX) và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập cũng như góp phần giải quyết tốt bài toán năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng như tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản trên địa bàn tỉnh.

Thúy Hằng - Minh Tâm

22/06/2024 19:01

Với mong muốn phát triển nông sản theo hướng bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường, Anh Lê Đình Trúc, Giám đốc HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng ở xã Yên Thọ, huyện Như Thanh đã định hướng con đường sản xuất nấm an toàn, chú trọng đầu tư theo hướng công nghệ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nấm, anh đã kết nối với kỹ sư nông nghiệp để nhờ tư vấn, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay, HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng đã đầu tư xây dựng một nhà màng chuyên trồng nấm rộng 5.000m2, cải tiến máy móc để thực hiện mô hình trồng nấm an toàn theo công nghệ cao với các loại nấm như: Linh chi, mộc nhĩ, nấm bào ngư xám. Nhờ đó sản phẩm nấm được đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn, mẫu mã đẹp, bao bì đóng gói có dán tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng, được người tiêu dùng đón nhận. Mỗi năm, HTX Trúc Phượng xuất ra thị trường khoảng 40 đến 50 tấn nấm các loại. Nhờ đó hàng năm, doanh thu của HTX đạt trên 2 tỷ đồng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới- Ảnh 1.

Ông Lê Đình Trúc, Giám đốc HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để nâng cao chất lượng sản phẩm, HTX chúng tôi đã đầu tư hệ thống dây chuyền tự động, từ khâu phối trộn nguyên liệu, tự động hóa trong quá trình sản xuất, đến khu trồng áp dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm tốt nhất để đưa ra sản xuất, đưa ra thị trường".

Đi đầu trong chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Công ty TNHH MTV Dịch vụ nông nghiệp CNC Thiên Trường 36 đã đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng, để trồng các dưa kim hoàng hậu... Toàn bộ diện tích được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt và nguồn phân sử dụng là phân bón hữu cơ. Trong suốt quá trình sản xuất, công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình từ việc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản. Năm 2020 đạt chuẩn Ocop 3 sao và được ký kết hợp đồng tiêu thụ ở các cửa hàng, siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là điều kiện quan trọng trong xây dựng thương hiệu nông sản để bảo hộ quyền lợi người sản xuất và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Thiên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ nông nghiệp CNC Thiên Trường 36, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Khi đưa khoa học công nghệ vào giảm được rất nhiều chi phí nhân công, giảm được côn trùng sâu bệnh vì chúng tôi sản xuất trong nhà màng. Vì vậy, độ an toàn của sản phẩm rất tốt, giá trị sản lượng tăng cao".

Là địa phương có thế mạnh phát triển nông nghiệp, xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc đã vận động, khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra các loại nông sản chất lượng cao. Theo đó, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Phú Lộc đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng lắp đặt hệ thống gần 3.000 m2 nhà màng, giàn trồng, quạt gió... để sản xuất rau thủy canh và các loại dưa. Hệ thống tưới nước, phân bón hữu cơ tự động kết nối qua phần mềm được cài đặt trên điện thoại đã đảm bảo việc cung cấp đủ nước cho cây trồng, hạn chế được chi phí thuê nhân công, cây trồng rút ngắn thời gian sinh trưởng; nâng cao năng suất, mẫu mã và chất lượng sản phẩm nông sản. Hiện nay, toàn bộ khu nhà màng trồng rau thủy canh của HTX Phú Lộc được canh tác đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt từ khâu làm đất, bón phân, nước tưới. Để bảo đảm chất lượng, HTX tuân thủ quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn Vietgap, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại trong sản xuất mà chỉ sử dụng các chế phẩm hữu cơ vi sinh để tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn cung ứng ra thị trường.

Phát triển sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới- Ảnh 3.

Ông Cao Văn Thanh, Thành viên HTX DVNN xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc chia sẻ: "Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã góp phần hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng và tiêu thụ thực phẩm an toàn, bền vững, thay đổi thói quen của nông dân trong quá trình sản xuất gắn với thị trường".

Phát triển sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới- Ảnh 4.

Ông Hoàng Văn Toàn, Giám đốc HTX DVNN xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc

Ông Hoàng Văn Toàn, Giám đốc HTX DVNN xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết: "Hiệu quả từ sản xuất ứng dụng CNC không chỉ đáp ứng xu thế và nhu cầu của thị trường mà còn là bước tiến vững chắc cho HTX tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho thành viên. Thời gian tới, HTX ứng dụng "số hóa" tạo ra sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, uy tín với người tiêu dùng, góp phần xây dựng thương hiệu".

Nhằm phát triển diện tích sản xuất trong nhà màng, nhà lưới, huyện Nông Cống, đang thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thu hút người dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới theo hướng công nghệ cao, thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ hạ tầng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới; mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản. Chính vì vậy, huyện Nông Cống đã có nhiều doanh nghiệp, HTX, người dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới sản xuất rau, củ, quả cho hiệu quả kinh tế tăng lên 20% và thu nhập của nhiều mô hình cao gấp 5 đến 6 lần so với sản xuất truyền thống. Đến nay, huyện đã tích tụ được trên 1.400ha diện tích để xây dựng các mô hình nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghệ cao, quy mô lớn, cho giá trị thu nhập từ 150 - 300 triệu đồng/ha/năm trở lên. Điển hình như: mô hình sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao tại các xã Hoàng Giang, Tế Lợi, Trường Sơn, Thăng Long, Vạn Hòa, thị trấn Nông Cống. Bên cạnh đó, việc trồng trong nhà màng, nhà lưới đã khẳng định được nhiều ưu điểm như giảm chi phí lao động, dễ dàng trong cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, hạn chế tối đa sâu bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phát triển sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới- Ảnh 5.

Ông Lê Trọng Thịnh, Xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Đưa công nghệ vào nhà màng vừa đảm bảo nước tưới, phân đủ dinh dưỡng nên trọng lượng hơn, năng suất hơn, đáp ứng của thị trường".

Tính đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được trên 200 ha nhà màng, nhà lưới sản xuất theo công nghệ cao. Việc áp dụng các công nghệ vào sản xuất nông nghiệp mang lại lợi nhuận cao với sản xuất theo phương thức truyền thống. Vì vậy, các địa phương tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh cơ giới hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học, giảm tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, chống ô nhiễm môi trường sinh thái.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ 21/6/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

07:51 , 03/07/2024

Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến cuối tháng 6/2024, bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 15 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Các đơn vị kinh doanh thực phẩm ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Các đơn vị kinh doanh thực phẩm ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh

14:48 , 02/07/2024

Những năm gần đây, nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động ứng dụng thương mại điện tử. Qua đó nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD

08:38 , 02/07/2024

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp đạt khoảng 8,28 tỷ USD, tăng 62,4%.

Các loại tiền lương, trợ cấp từ ngày 1/7 sẽ đồng loạt tăng như thế nào?

Các loại tiền lương, trợ cấp từ ngày 1/7 sẽ đồng loạt tăng như thế nào?

08:32 , 02/07/2024

Từ ngày 1/7, các loại tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội đều được điều chỉnh tăng lên.

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí từ ngày 1/7/2024

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí từ ngày 1/7/2024

08:18 , 02/07/2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43 ngày 26/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản lý thuế hoạt  động kinh doanh thương mại điện tử

Quản lý thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

09:21 , 01/07/2024

Những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối quan trọng, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần phát triển các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý thuế. Chính vì vậy, ngành thuế Thanh Hóa đang tăng cường các giải pháp quản lý đối với hoạt động này trên địa bàn tỉnh.

Ngành tôm có thể khó khăn đến hết năm 2024

Ngành tôm có thể khó khăn đến hết năm 2024

08:53 , 01/07/2024

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới năm nay vẫn yếu nhưng nguồn cung vẫn sẽ rất dồi dào, nên giá tôm sẽ rất khó tăng mạnh trở lại.

Xử lý 293 vụ việc vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại

Xử lý 293 vụ việc vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại

08:00 , 01/07/2024

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hoá, trong tháng 6 năm 2024, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý 293 vụ vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 15,9 tỷ đồng.

Đóng điện thành công Dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa

Đóng điện thành công Dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa

20:45 , 30/06/2024

Vào lúc 11 giờ 48 phút ngày 30/6, tại trạm biến áp 500kV thuộc địa bàn xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, Ban Quản lý Dự án các công trình điện miền Bắc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đóng điện thành công Dự án đường dây 500kV mạch 3, đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa. Đây là dự án thành phần đầu tiên của dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đi Phố Nối, tỉnh Hưng Yên được đưa vào vận hành, đúng yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt

Nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt

16:01 , 30/06/2024

Là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp, 6 tháng đầu năm 2024, trồng trọt của Thanh Hóa tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét.