Ra mắt nền tảng "Make in Vietnam" Stringee giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh
Bộ TT&TT vừa tổ chức ra mắt nền tảng lập trình cho giao tiếp Stringee. Nền tảng số "Make in Vietnam" này được nhận định sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhanh, mạnh hơn.
![]() |
Tổng đài chăm sóc khách hàng StringeeX là một trong hai giải pháp nổi bật của Stringee được demo tại sự kiện, cùng với giải pháp Video Call. |
Ngày 31/7, Bộ TT&TT đã tổ chức lễ ra mắt nền tảng lập trình cho giao tiếp Stringee. Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số “Make in Vietnam” nhằm thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi đầu tháng 6.
Là giải pháp toàn diện về nền tảng giao tiếp, Stringee cho phép các doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng trên chính các ứng dụng mobile hoặc website của mình mà không cần phải sử dụng các ứng dụng thứ ba như Zalo, Skype, Messenger. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không phải đầu tư xây dựng từ đầu một phần mềm có các tính năng giao tiếp.
Giải pháp cốt lõi của Stringee gồm có: API (giao diện lập trình ứng dụng – PV) cung cấp tính năng gọi điện thoại/video miễn phí qua Internet hoặc nghe/gọi với số điện thoại thông thường, API cung cấp tính năng nhắn tin, API cung cấp tính năng gửi SMS với Brandname doanh nghiệp, phần mềm Contact Center đa kênh cho phép doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng qua nhiều kênh khác nhau.
Dựa trên nền tảng Stringee, các doanh nghiệp đang sở hữu lượng khách hàng lớn có thể dễ dàng bổ sung các tính năng: Chat, Voice call, Video call, Video conference, SMS, Contact Center trực tiếp vào các ứng dụng mobile/web/hệ thống quản trị doanh nghiệp sẵn có của mình.
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên Internet có thể chủ động trong việc giao tiếp giữa doanh nghiệp và người dùng cũng như giữa các người dùng với nhau, từ đó tăng trải nghiệm của khách hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Các sản phẩm của Stringee được đánh giá có tính ứng dụng cao, có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề với những yêu cầu nghiệp vụ khác nhau như: định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, cuộc gọi với số mặt nạ để bảo mật thông tin người dùng trong lĩnh vực đặt xe trực tuyến, tổng đài trả lời tự động bằng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực dịch vụ - nhà hàng - du lịch…
Theo báo cáo của Công ty cổ phần Stringee, hiện nền tảng Stringee đang phục vụ khoảng 2,2 triệu phút gọi mỗi ngày cho tổng hơn 45 triệu người dùng cuối trên toàn quốc. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, đây vẫn là một số lượng nhỏ bé so với tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tiềm năng, không gian phát triển thị trường của nền tảng vẫn còn rất lớn.
Việt Nam là thị trường lớn với hơn 96 triệu dân, 700.000 doanh nghiệp, 126 triệu thuê bao điện thoại di động, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 68,7% (theo số liệu thống kê năm 2019). Đặc biệt, trong 3 đến 5 năm tới, dự đoán dung lượng thị trường cho nhu cầu phần mềm, giải pháp thông tin liên lạc tại Việt Nam có thể đạt đến 40-60 triệu USD/năm, tốc độ tăng trưởng là 25-38%/năm. "Nền tảng lập trình giao tiếp Stringee sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp tại Việt Nam”, Thứ trưởng nói.
Cho rằng những tính năng tốt của nền tảng Stringee nên được áp dụng ở cả khối cơ quan nhà nước, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đề nghị Cục Tin học hóa xem xét, phối hợp với Trung tâm thông tin Bộ TT&TT nghiên cứu việc sử dụng giải pháp của Stringee tại Bộ.
Theo Vietnamnet
Đọc thêm

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không
Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng
Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm, phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập công nghệ, kỹ năng số tới từng người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến đá
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế lãng phí tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn lao động, những năm qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại trong hoạt động hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác, chế biến đá.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.

Tạo lập hệ thống quản lý dữ liệu về đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký Quyết định số 409 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nguyên tắc chung sử dụng chatbot AI
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Công văn số 557 hướng dẫn một số nguyên tắc chung đối với công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (chatbot AI) phục vụ công việc.

Khai trương Cổng Thông tin điện tử sản phẩm đổi mới sáng tạo
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa khai trương “Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Hiện đại hoá quy trình sản xuất giống thủy sản
Nguồn con giống đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sản lượng và chất lượng nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua, công tác nghiên cứu, phát triển con giống thủy sản đã được Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa quan tâm, chú trọng. Nhờ đó, giống thủy sản ngày càng đa dạng về chủng loại, số lượng và chất lượng từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ứng dụng công nghệ thông tin, lan tỏa văn hóa đọc
Phát triển văn hóa đọc thông qua ứng dụng công nghệ thông tin được xem là cách nhanh nhất để tiếp cận với đông đảo bạn đọc, thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện Yên Định đã xây dựng mô hình “Thư viện điện tử, phòng học thông minh”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.