Sầm Sơn cụ thể hóa cơ chế đặc thù để phát triển đô thị
Nhằm đáp ứng yêu cầu "Xây dựng và phát triển thành phố Sầm Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" theo Nghị quyết số 07 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa; ngày 13/7/2022 Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Sầm Sơn. Nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi, giúp Đảng bộ, chính quyền thành phố Sầm Sơn triển khai thực hiện các công trình, dự án động lực, có tác động lan tỏa, cấp thiết, phục vụ an sinh xã hội và đời sống Nhân dân đã được xác định trong các nghị quyết, quy hoạch của địa phương.
Phường Quảng Châu có tổng diện tích đất tự nhiên gần 800 ha với dân số trên 9.480 người, được xác định là phường trọng điểm về phát triển hạ tầng kỹ thuật của thành phố Sầm Sơn. Trên địa bàn phường, hiện có khoảng 30 dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật và đô thị quy mô lớn, trong đó có 5 dự án thuộc danh mục được thực hiện theo cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Sầm Sơn, bao gồm: Nhà máy xử lý nước thải tập trung; Nhà máy xử lý rác thải; các tuyến giao thông: Đại lộ Nam Sông Mã từ Quốc lộ 10 đến đường Nguyễn Du, tuyến đường Tây Sầm Sơn 1 đi Quốc lộ 47, tuyến đường phía Tây Sầm Sơn 3 kết nối với Đại lộ Nam Sông Mã và Quốc lộ 7; và Dự án trung tâm văn hóa kết hợp bến bãi để xe của Thành phố.
Để đáp ứng yêu cầu thực hiện các công trình dự án trên địa bàn, phường Quảng Châu cần phải thực hiện giải phóng mặt bằng khoảng 500 ha, theo đó, sẽ thu hồi đất của hàng nghìn hộ dân để giao mặt bằng cho các dự án. Cấp ủy, chính quyền phường Quảng Châu xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trọng điểm, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương, trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong phường.
Để đảm bảo cơ sở pháp lý thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh, thành phố Sầm Sơn đã cụ thể hóa danh mục 5 dự án khai quỹ đất áp dựng chính sách đặc thù gồm: khu dân cư phía đông Trung tâm hành chính thành phố Sầm Sơn; nguồn đấu giá đất quỹ đất còn lại của các dự án khác trong khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp Sầm Sơn; khu dân cư phố Đồng Xuân; khu đô thị sinh thái Châu Lộc, phường Quảng Châu; khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Nam Trường Lệ….
Cho đến thời điểm này, một số hồ sơ dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt, một số công trình đang tiếp tục lập dự án đầu tư, hoàn thiện thiết kế để trình phê duyệt. Sau khi được Hội đồng Nhân dân thành phố Sầm Sơn thông qua nghị quyết tại kỳ họp tới đây, các dự án đầu tư theo cơ chế, chính sách đặc thù sẽ được triển khai thực hiện trong năm 2023.
Sầm Sơn được xác định là đô thị du lịch biển quan trọng của tỉnh Thanh Hóa và cả nước. Bởi vậy từ năm 1989 đến nay, tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, nghị quyết về phát triển du lịch, nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ đánh thức tiềm năng, lợi thế của đô thị du lịch biển này.
Nhằm đưa Sầm Sơn trở thành trọng điểm du lịch Quốc gia trong tương lai gần, ngày 26/11/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về "Xây dựng và phát triển thành phố Sầm Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045". Đây là cơ sở quan trọng để Đảng bộ, chính quyền thành phố Sầm Sơn từng bước hiện thực hóa các mục tiêu nhiệm vụ, phấn đấu đến năm 2030 trở thành Thành phố du lịch biển thông minh, hiện đại, hấp dẫn và thân thiện. Để phát triển đô thị, công tác quản lý quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch đang được Đảng bộ Thành phố Sầm Sơn tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Ông Lê Trung Sơn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Với tiềm năng, lợi thế và cơ chế, chính sách thông thoáng, Sầm Sơn đã và đang thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư vào du lịch, trở thành "bến đỗ" của nhiều nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn như: SunGroup, Văn Phú, Đông Á... Với quy mô diện tích 550 ha, dự án Quảng trường biển và tổ hợp Đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp của Tập đoàn Sun Group, có tổng mức đầu tư gần 25 nghìn tỷ đồng, đã và đang được đẩy nhanh tiến độ và sẽ đưa vào khai thác một số hạng mục vào mùa du lịch 2023. Dự án này hứa hẹn sẽ góp phần đưa thành phố Sầm Sơn trở thành một trong những Trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực. Ý thức được tầm quan trọng của dự án này, Thành phố Sầm Sơn đã tập trung lãnh đạo làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ dự án.
Hy vọng với quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của người dân, đặc biệt là những tác động tích cực từ cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết HĐND tỉnh ban hành, thành phố Sầm Sơn sẽ huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đến năm 2025 Sầm Sơn đạt tiêu chí hạ tầng đô thị loại II, trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước. Đồng thời bám sát Quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, phát triển thành phố Sầm Sơn đến năm 2045 có tầm nhìn chiến lược và tính khả thi cao, từ đó từng bước hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, trở thành Thành phố du lịch biển hiện đại, thông minh, hấp dẫn và thân thiện.
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc hình ảnh, phẩm chất người lính cụ Hồ
"Bộ đội cụ Hồ" là danh xưng được Nhân dân đặt cho những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được hình thành, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian qua, với âm mưu thâm độc, nhằm thực hiện mục tiêu "phi chính trị hóa" Quân đội, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp vai trò, uy tín của "Bộ đội Cụ Hồ". Thế nhưng, trái với mong muốn của chúng, dù trong thời chiến hay thời bình thì hình ảnh người lính cụ Hồ vẫn mãi sáng ngời, được dân quý, dân yêu, dân tin tưởng.
Tập trung cao nhất mọi nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã; ngay sau khi có Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Thị uỷ Nghi Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp và cách làm sáng tạo. Từ đó đã khơi dậy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với phương châm "ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", người góp công, người góp của, cùng chung tay chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.
Thanh Hóa: Kết quả 4 năm thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ"
Thời gian qua, mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ" đang được cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai mạnh mẽ . Sau 4 năm thực hiện, mô hình này đang tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong tư duy, nhận thức và cách giải quyết công việc hành chính của chính quyền các cấp, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Qua đó, đã góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, là nơi tập hợp, phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc; khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong suốt chặt đường đó, nhất là những năm gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị liên tục đăng tải thông tin thiếu chính xác, các luận điệu xuyên tạc hòng bóp méo, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc; xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Huyện Triệu Sơn với cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025 là một chủ trương sáng suốt, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đời sống của các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện Chỉ thị này, huyện Triệu Sơn đã vào cuộc sớm, tích cực. Đảng bộ huyện đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu đáng ghi nhận.
Đảng bộ huyện Yên Định nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trong những năm qua, cùng với với tập trung chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, Đảng bộ huyện Yên Định luôn quan tâm đến công tác đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Định đang tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 – 2025.
Công tác phát triển Đảng viên tại Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Là Đảng bộ lớn trong ngành y tế, thời gian qua, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo các chi bộ trực thuộc chú trọng công tác phát triển Đảng viên. Qua đó đã góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quyền thụ hưởng của người dân. Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người với những thành tựu, dấu ấn trên các lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sau hơn 7 tháng thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 -2025, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, toàn tỉnh đã vận động được hơn 280 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Cùng với nguồn hỗ trợ của Trung ương, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang phân bổ, hỗ trợ, khởi công xây dựng nhà ở tại tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, với quyết tâm đến hết tháng 9 năm 2025 sẽ xóa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa mở rộng và tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân
Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân, góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đã tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Thanh Hoá với Nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời huy động các nguồn cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.