Longform
img


[Story] Hoa đất - Ảnh 2.

"Khi đặt chân tới biển báo "Như Xuân kính chào quý khách" bạn sẽ nhìn thấy là những cánh rừng cứ trùng điệp nối tiếp nhau theo định kỳ cứ 3 - 5 năm; cứ mỗi một lần trở về lại thấy quả đồi bị cạo trọc. Sự cạo trọc trắng phau... vì sau khi chặt xong người ta tại đốt trụi. Không có gì trả lại cho đất mẹ!"

[Story] Hoa đất - Ảnh 2.

[Story] Hoa đất - Ảnh 3.

"Khi mình quyết định trở về, mọi người nghĩ là mình đang có cuộc sống trong mơ, cuộc sống ngồi mát ăn bát vàng trong mắt của những người trong làng. Đối với người thân, khi mình quay trở về, với mọi người đó là cú sốc. Và người ta nghĩ là chỉ có người thất bại, chỉ có những người trải qua biến số rất kinh khủng về mặt tâm lý thì mới quay trở về."

[Story] Hoa đất - Ảnh 4.

[Story] Hoa đất - Ảnh 5.

[Story] Hoa đất - Ảnh 6.

[Story] Hoa đất - Ảnh 7.

Lên đồi từ sáng tinh mơ. Lầm lũi làm việc, đổ mồ hôi, sôi nước mắt trên vùng đất "chó ăn đá, gà ăn sỏi". Mặc kệ mọi nghi kị, dèm pha.

Khi ấy, ngoài diện tích bố mẹ Linh trồng cao su thì phần còn lại của quả đồi là một vùng lau lách hoang sơ. Từ trung tâm xã Hóa Quỳ vào khu vực đồi Hón Mang, đường đi khó, điện không có. Linh khởi nghiệp lại từ đầu bằng tình yêu rừng mãnh liệt và nhiệt huyết của tuổi trẻ.

[Story] Hoa đất - Ảnh 8.

Anh Phạm Văn Phong (Chồng của Linh)

Từ năm 2018 đến năm 2020, Linh đã làm tất cả mọi việc để vừa giữ rừng, vừa hiện thực hóa ước mơ xây dựng mô hình nông nghiệp thuận tự nhiên. Làm đồ handmade, sản phẩm chế biến từ rừng; tiếp tục trồng rừng, giữ các tầng tán rừng tự nhiên trên quả đồi 6 ha này.

Trồng thảo dược...

Trồng cây ăn quả...

Trồng lim...

Thành lập Hợp tác xã mang tên "Vườn rừng Bản Thổ"…

Trồng rừng ở Như Xuân thì thường người ta dùng thuốc trừ cỏ, phân hóa học, trồng cây thì phun thuốc sâu. Linh không cho phát cỏ, ủ đất. Đào thấy giun là reo lên. Lúc đó tôi nghĩ là con mình đi đúng hướng.
Bà Lê Thị Biếc (Mẹ của Linh)

Tuy bước đầu có kết quả, nhưng hành trình khởi nghiệp của Linh vẫn còn nhiều gian nan. Sau một thời gian để "đất trống đồi trọc", việc phục hồi đất bạc màu ở Hóa Quỳ rất chậm. Thiên nhiên khắc nghiệt. Có đợt cây giống Linh trồng gặp hạn hán, chết khô mất một nửa. Nguồn vốn đầu tư có lúc gần cạn. Dịch bệnh Covid-19 xảy ra ngay khi vừa khởi nghiệp không bao lâu…

[Story] Hoa đất - Ảnh 11.

Linh có lúc nản lòng, cây cũng chết nhiều. Cháu tâm sự, trót thì trét, thì phải cố gắng.
Ông Nguyễn Gia Hóa (Bố của Linh)
[Story] Hoa đất - Ảnh 13.

Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, lại khởi nghiệp bằng nghề nông. Những tưởng tấm bằng đại học chuyên ngành truyền thông trở nên vô dụng. Nhưng không, vận dụng kiến thức được học, chủ động tiếp cận, trau dồi các kỹ năng mới, Linh đã hoàn thiện chiến lược sản xuất và quảng bá, đưa sản phẩm ra thị trường thành công.

[Story] Hoa đất - Ảnh 14.

Đặc biệt, Linh đã kết nối và học hỏi được rất nhiều chuyên gia làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

Chị Nguyễn Lê Ngọc Linh - Giám đốc Hợp tác xác Bản Thổ, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Rồi những sản phẩm thương mại đầu tiên ra đời: Năm 2020 Vườn rừng Bản Thổ của Linh đã bước đầu đưa ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp chế biến - với 100% nguyên liệu bản địa.

Dự án "Phát triển vườn rừng, xây dựng hệ sinh thái thực phẩm tạo sinh kế bền vững gắn liền với khôi phục văn hóa cho đồng bào dân tộc Thổ tại Hóa Quỳ, Như Xuân, Thanh Hóa" của Linh đã đạt giải "Dự án nông nghiệp phát triển bền vững"- tại cuộc thi "Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn" (do Trung ương Đoàn phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn tổ chức năm 2020. Đây chính là lời khẳng định đầy tự tin và thuyết phục cho hơn 5 năm theo đuổi ước mơ của Linh.

[Story] Hoa đất - Ảnh 16.

Ước mơ mà nhiều người từng nghĩ rằng xa vời và ảo tưởng, đang hiện hữu: Quả đồi khô cằn đã biến thành một cánh rừng đa tầng tán, tạo việc làm thường xuyên cho vài chục lao động địa phương với mức thu nhập trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng.

[Story] Hoa đất - Ảnh 17.

Trên hành trình của mình, Linh đã lan tỏa ý chí và kết nối hành động với rất nhiều người cùng chí hướng trong cộng đồng làm nông nghiệp sạch, an toàn, thân thiện với môi trường.

[Story] Hoa đất - Ảnh 18.

Ngược lối, nhưng không phải là bước lùi của cuộc đời. Mà là trở về để xây dựng quê hương ngày càng tiến bộ, phát triển.

Người phụ nữ dân tộc Thổ lứa tuổi 9X đã khởi nghiệp thành công từ mô hình vườn rừng bản Thổ. Người làm đất nở hoa, người cũng là hoa của đất. Hoa đã nở trên mảnh đất cằn Hóa Quỳ, Như Xuân, Thanh Hóa.

[Story] Hoa đất - Ảnh 20.


[Story] Hoa đất - Ảnh 21.



Nguyễn Hường
Phương Chính, Hà Huyền
Đức Tình
Nhật Anh
Văn Hùng

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận