Tái đàn vật nuôi theo nhu cầu thị trường
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, ổn định tổng đàn, giá bán cao trong thời gian qua, đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ chăn nuôi. Ngay sau Tết, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tái đàn theo nhu cầu thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tết Nguyên Đán vừa qua, gia đình anh Nguyễn Ngọc Tuyên, ở xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân xuất bán hơn 2000 con gà với giá 65 nghìn đồng 1 kg. Do giống gà chọi thuần được thị trường ưa chuộng, dễ bán, giá cao nên sau Tết, anh Tuyên đã mua 1.500 con để tái đàn, thay thế giống gà cũ. Vì đây là lứa đầu tiên nuôi giống gà mới nên trang trại sẽ không tăng đàn ồ ạt mà nắm bắt thời điểm để phát triển chăn nuôi hợp lý.

Anh Nguyễn Ngọc Tuyên, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm nay chăn nuôi khó khăn nên nghiên cứu kỹ về cả con giống để phù hợp với thị trường, đáp ứng thị hiếu khách hàng và khả năng tái đàn của gia đình, đầu năm vào giống mức độ vừa phải, số lượng giảm một chút để tránh tình trạng cung vượt cầu".
Cũng như gia đình anh Tuyên, thời điểm này, hầu hết các hộ chăn nuôi trong tỉnh đều đã tái đàn sản xuất lứa mới. Với kinh nghiệm chăn nuôi, các chủ trang trại, gia trại đều chọn mua con giống ở các cơ sở sản xuất uy tín trong và ngoài tỉnh, được kiểm soát nguồn bệnh trước khi nhập đàn.

Từ năm 2024 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã giảm, trong khi giá bán ra ổn định nên đã khuyến khích các hộ đầu tư duy trì và phát triển tổng đàn. Để hạn chế tình trạng cung vượt cầu, các trang trại, gia trại đã chăn nuôi "gối lứa" chứ không ồ ạt. Đồng thời, thường xuyên theo dõi diễn biến, nhu cầu thị trường để tái đàn với quy mô phù hợp theo quy hoạch từng địa phương.

Ông Đỗ Văn Tiến, Chủ tịch Hội nông dân xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đỗ Văn Tiến, Chủ tịch Hội nông dân xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước khi tái đàn chúng tôi yêu cầu các hộ tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, công tác vệ sinh môi trường, chọn giống chuẩn, theo quy hoach của địa phương chứ không ồ ạt, gây khó khăn trong chăn nuôi".
Những tháng đầu năm, thời tiết thay đổi, sức đề kháng của vật nuôi giảm nên rất dễ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương trong tỉnh đang hướng dẫn các cơ sở, hộ chăn nuôi tái đàn an toàn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tổng đàn trâu bò đạt hơn 400.000 nghìn con, đàn lợn trên 1,4 triệu con, đàn gia cầm 28 triệu con.


Doanh nghiệp thép gặp khó khăn từ thị trường xuất khẩu
Theo các chuyên gia, năm 2025, ngành thép sẽ đối mặt với loạt khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, việc đảm bảo và mở rộng thị trường ngày càng cấp thiết.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực ứng phó với chiến tranh thương mại
Trong 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt trên 65 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2024. Trong bối cảnh Mỹ đang có nhiều biến động chính sách thuế quan, để duy trì được tốc độ tăng trưởng, các Hiệp hội chủ lực của Việt Nam như: gỗ, dệt may, thuỷ sản phải chuẩn bị nhiều giải pháp để ổn định tình hình xuất khẩu.

Kiểm soát lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng
Chỉ số giá tiêu dùng CPI, bình quân hai tháng đầu năm, tăng trên 3,2% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng này đã nằm trong kịch bản dự tính, khi giá cả tăng cao vào tháng Tết theo quy luật, sau đó ổn định. Dù vậy từ nay tới cuối năm vẫn sẽ có nhiều sức ép, đòi hỏi Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát, nhất là khi đất nước đang đẩy mạnh các nguồn lực để tăng trưởng kinh tế.

Tạo sự bứt phá cho kinh tế tư nhân
Đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo không chỉ là động lực để thu hút đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, mà còn là tạo đà cho khu vực kinh tế trong nước phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân.

Hậu Lộc phát triển trang trại theo hình thức liên kết sản xuất với doanh nghiệp
Đến đầu tháng 3 năm 2025, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa duy trì và phát triển trên 292 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí theo Thông tư số 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Trong đó, có 94 trang trại gia cầm và lợn chăn nuôi theo hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Thanh Hóa có 7 đơn vị sản xuất nông nghiệp chuẩn hữu cơ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7 đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt được cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, với tổng diện tích sản xuất 15,46 ha.

Ngân hàng nỗ lực giảm lãi suất cho vay
Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hiện nay nhiều ngân hàng đã vào cuộc giảm lãi suất huy động, từ đó, có điều kiện giảm lãi suất cho vay ra.

Chủ động ứng phó với tác động từ các chính sách thuế quan của Mỹ
Mỹ hiện là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Việt Nam, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường này lại đang đối mặt với nhiều rủi ro từ chính sách áp đặt thuế quan. Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng phải có kế hoạch ứng phó để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phấn đấu xây dựng thành công sản phẩm nước mắm đạt Ocop 5 sao
Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 1 sản phẩm Ocop đạt chuẩn Ocop 5 sao là nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương. Cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của cấp trên, chủ thể sản xuất đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.

Hơn 33.000 hộ, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, nộp thuế trên cổng thương mại điện tử
Hiện nay, cả nước đã có hơn 33.000 hộ, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, khai thuế, nộp thuế trên Cổng thương mại điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh với số nộp gần 160 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.