Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, hoạt động dạy và học là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các trường học trên địa bàn tỉnh quan tâm chú trọng. Ngoài việc thực hiện tốt công tác chuyên môn, một trong những ưu tiên của các nhà trường là tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại, góp phần chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực, giúp thầy và trò phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Thực hiện Đề án "Xây dựng Trường THCS thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa trở thành trường trọng điểm về chất lượng". Những năm qua, nhà trường đã chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như: xây dựng phòng máy vi tính kết nối internet, phòng học có ti vi, phòng học có máy chiếu đa năng, khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử đưa vào giảng dạy. Riêng phòng học thông minh đã mang lại kết quả và chất lượng giáo dục rất cao, giúp cho giờ học sinh động, tạo được sự thích thú, hứng khởi học tập của học sinh... Hiện nay, 100% học sinh của nhà trường được tiếp cận với mô hình phòng học thông minh. Giáo viên cũng đã sử dụng thành thạo các trang thiết bị và ứng dụng hiệu quả vào từng bài giảng của mình, từ đó góp phần giúp nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Học sinh Ngô Lê Ngọc Châu, Lớp 7A, Trường THCS thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Hiện nay khi được học phòng học thông minh thì chúng em có thể nhìn những hình ảnh rõ nét trên ti vi, môn toán chúng em không nhất thiết vẽ trên bảng mà có thể vẽ linh động trên màn hình ti vi, từ đó giúp chúng em thuận lợi hơi trong học tập và yêu thích môn học hơn. So với các bài giảng trước đây thi em thấy thú vị hơn".
Thầy Trịnh Thanh Xuân, Hiệu trưởng trường THCS Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cho đến hiện nay thầy cô đã sử dụng thành thaọ các phòng học thông minh, phát huy hết các tinh năng, phần mềm trong phòng học thông minh nhằm phục vụ tốt việc học của học sinh, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018".
Đến nay, 100% các trường học trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã có đường truyền internet tới từng lớp học; phòng học, các phòng chức năng đều được trang bị thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy như: máy tính, máy chiếu, tivi... Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, thiết lập một giáo án điện tử; khuyến khích giáo viên ở tất cả các đơn vị trường tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng của mình. Việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin đã phát huy hiệu quả tích cực, hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, hoạt động chuyên môn. Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, huyện Thiệu Hóa cũng đã đầu tư được 12 phòng học thông minh cho 9 trường trên địa bàn huyện với tổng kinh phí gần 6 tỷ đồng. Với việc đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy và học, quản lý Nhà nước về giáo dục và quản trị nhà trường đã tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện.
Ông Nguyễn Lạnh Đông, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, ngành giáo dục đã tham mưu cho UBND huyện đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thời gian tới phòng sẽ tiếp tục tham mưu để đầu tư phòng học thông minh cho các nhà trường".
Tại huyện Thọ Xuân, trong những năm qua cũng đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường, thực hiện đầu tư các trang thiết bị giáo dục theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Từ năm học 2020 đến nay, huyện đã đầu tư trên 21 tỷ đồng để mua các thiết bị dạy học như ti vi, máy vi tính, trang thiết bị phần mềm quản lý, giáo án điện tử. Riêng năm học 2023- 2024 huyện đã đầu tư 12 tỷ đồng cho 12 trường thực hiện mô hình phòng học thông minh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị thông minh trong giảng dạy, các trường học cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề, thiết lập một giáo án điện tử; khuyến khích giáo viên ở tất cả các đơn vị trường tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng của mình. Hiện, nhiều phần mềm quản lý giáo dục đang được các nhà trường sử dụng hiệu quả như: phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, phần mềm Vnedu, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục.
Cô Nguyễn Thị Vui, Giáo viên trường THCS Bắc Lương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Việc sử dụng các thiết bị dạy học thông minh so với trước đây thì học sinh dễ tiếp thu hơn, quá trình giảng dạy cũng đạt được hiệu quả hơn, vận dụng cũng dễ dàng hơn".
Để nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, ngoài đầu tư cơ sở vật chất, hằng năm các trường học địa bàn tỉnh luôn chủ động ứng dụng các thiết bị thông minh vào giảng dạy và tạo được nhiều hiệu quả thiết thực. Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường học ngoài việc giúp cho giáo viên và học sinh thoát khỏi cách dạy chay, học chay truyền thống mà còn tạo cho học sinh say mê khám phá trong học tập.
Em Vũ Kiều Oanh, Lớp 10A4, Trường THPT Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc cho biết: "Học qua video, hình ảnh giúp chúng em có được trải nghiệm thực tiễn, và chúng em có thể tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Từ đó, bọn em có thể phát triển được kỹ năng mềm cũng như có hứng thú trong việc học".
Bà Lê Thị Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường TH-THCS Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhà trường sẽ phối hợp với địa phương, hội cha mẹ học sinh để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để trong trong tất cả các lớp, học sinh đều được tiếp cận thông tin, kỹ thuật số hiện đại nhất".
Với sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các địa phương, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập ở các trường học đã có nhiều chuyển biến tạo sự tương tác giữa thầy và trò, không gây nhàm chán cho các em học sinh, góp phần quan trọng vào mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.