ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Việc dán nhãn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm là để minh bạch thông tin cho hàng hóa của nhà sản xuất, điều này không những góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, uy tín thương hiệu mà còn tạo niềm tin cho người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường.

10/08/2023 16:22

Trong những năm gần đây, xu hướng lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi, nhất là đối với hàng hóa thực phẩm. Khách hàng ngày càng đòi hỏi, lựa chọn khắt khe về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Vì vậy, việc sử dụng hàng hóa có đầy đủ tem nhãn truy xuất nguồn gốc luôn là cách tốt nhất để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh bảo vệ được thương hiệu sản phẩm của mình, đồng thời tạo được niềm tin cho người tiêu dùng giúp họ yên tâm sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm bảo.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 2.

Bà Phạm Thị Hạnh, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Người nội trợ thì đầu tiên quan tâm là chất lượng. Tôi nghĩ rằng sản phẩm trong siêu thị đã qua khâu kiểm định. Tôi thường check mã và xem nguồn gốc xuất xứ như thế nào...".

Tại doanh nghiệp Đông Trùng Hạ Thảo Đăng Khoa, Tiểu khu Long Khang, thị trấn Nga Sơn, những năm trước đây sản phẩm của công ty chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh. Để mở rộng khách hàng trong nước và hướng tới xuất khẩu, đơn vị đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư trang thiết bị máy móc để sản xuất, chế biến theo công nghệ tiên tiến, dán nhãn truy suất nguồn gốc. Đến nay, doanh nghiệp đã đưa ra thị trường 8 dòng sản phẩm, trong đó có 6 các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 3 sao. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, để sản phảm của doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới thì công nghệ truy xuất nguồn gốc mà cơ sở đang sử dụng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của những thị trường khó tính nước ngoài.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 3.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, chủ cơ sở sản xuất Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa

Ông Nguyễn Anh Tuấn, chủ cơ sở sản xuất Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa cho biết thêm: "Với mong muốn xuất khẩu các sản phẩm đông trùng hạ thảo thương hiệu Đăng Khoa ra thị trường quốc tế, muốn xuất khẩu được thì phải truy xuất nguồn gốc theo quốc tế quy định. Đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp được tiếp cận với công nghệ truy xuất nguồn gốc để cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm sang thị trường khó tính".

Qua số liệu khảo sát, tổng hợp, tìm hiểu, đánh giá các đơn vị cung cấp công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện nay cho các cơ sở sản xuất kinh doanh đang áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy nội dung tem QR còn sơ sài, đơn giản chỉ có các thông tin cơ bản về cơ sở sản xuất kinh doanh, thông tin về công dụng, cách sử dụng, bảo quản, ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm, trong khi các thông tin khác của cả chuỗi cung ứng như: thông tin về sử dụng loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật gì, mua ở đâu; con giống, cây giống, quy trình nuôi, trồng… không có, chưa đúng theo quy định tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019. Do đó chưa đáp ứng được những yêu cầu tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại những thị trường lớn.

Để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ngày 07/4/2020 Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1221 về việc "Phê duyệt Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025", trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành có liên quan như: Sở Công Thương, Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Văn phòng điều phối vệ an toàn vệ sinh thực phẩm...

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 5.

Để hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, Sở Khoa học công nghệ đã phối hợp với Sở nông nghiệp hướng dẫn và hỗ trợ chủ thể chuẩn hóa quy trình sản xuất, minh bạch thông tin, mã hóa, dán tem QR Code truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm, uy tín doanh nghiệp, phục vụ hội nhập quốc tế.

Là một trong những đơn vị chuyên kinh doanh thực phẩm lâu năm trên địa bàn phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, Công ty TNHHSX&TM Hiền Nhuần được Chi cục nông, lâm, thủy sản tỉnh hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, sau thời gian ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc, công ty nhận thấy việc sử dụng mã tem, mã vạch trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã mang lại những lợi ích thiết thực trong kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 6.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 7.

Bà Tống Thị Hiền, Giám đốc công ty TNHHSX&TM Hiền Nhuần, Thành phố Thanh Hóa

Bà Tống Thị Hiền, Giám đốc công ty TNHHSX&TM Hiền Nhuần, Thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi nhận thấy hiệu quả của việc truy xuất nguồn gốc, đầu tiên là tạo sản phẩm thương hiệu của chúng tôi có sự chuyên nghiệp, tạo uy tín cho doanh nghiệp cao hơn".

Theo các đơn vị cung ứng các giải pháp về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thì việc ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc không những mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, cho các đơn vị, sản xuất kinh doanh mà còn hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 8.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 9.

Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm doanh nghiệp hội nhập và phát triển

Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm doanh nghiệp hội nhập và phát triển cho biết: "Nhà quản lý quản lý được hệ thống chung như: Có bao nhiêu doanh nghiệp, doanh nghiêp có bao nhiêu hàng hóa.. từ quá trình trồng trọt đến chế biến, lưu thông, phân phối...".

Theo số liệu khảo sát của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thanh Hóa, tính đến ngày 20/6/2023, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 456 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho sản phẩm hàng hóa của mình. Từ cuối năm 2022 đến nay số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh đã áp dụng tem truy xuất nguồn gốc tăng 101 cơ sở (tăng 28,29%). Điều này cho thấy, việc triển khai quyết định 2112 của UBND tỉnh giúp người sản xuất&kinh doanh, người tiêu dùng hiểu rõ hơn về vai trò của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; bước đầu đã góp phần thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh lan tỏa rộng hơn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Mạnh Hợp, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thanh Hóa

Ông Nguyễn Mạnh Hợp, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thanh Hóa cho biết thêm: "Để triển khai hiệu quả việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 1221, Kế hạch 227 đã được tỉnh phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn áp dụng, đào tạo, tập huấn cho các cơ quan quản lý, các cán bộ thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc, tổ chức, doanh nghiệp về Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia".

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 11.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, là cơ sở quan trọng cho các thương hiệu Việt vươn xa. Một trong những động lực để doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm là các yêu cầu thực tế của người tiêu dùng cần mua các sản phẩm minh bạch về thông tin sản phẩm. Tham gia tích cực đánh giá về truy xuất nguồn gốc hàng hóa của các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả mọi quy định đều rõ ràng có sự giám sát của cơ quan nhà nước thì việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ diễn ra thuận lợi. Theo đó sản phẩm được làm ra có giá trị cao do chất lượng được chứng minh và tạo niềm tin cho ngươi tiêu dùng.


 

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 04/08/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động

07:55 , 08/05/2025

Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

07:42 , 08/05/2025

Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản

18:44 , 07/05/2025

Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số

18:35 , 07/05/2025

Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ

18:32 , 07/05/2025

CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

20:05 , 06/05/2025

Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

17:37 , 05/05/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025

10:16 , 05/05/2025

Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến

08:00 , 05/05/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao

Phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao

10:38 , 04/05/2025

Trong những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa đã và đang trở thành điểm sáng trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ở xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa đã góp phần cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò và sản phẩm đầu ra. Đây được xem là hướng đi phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sữa và bảo vệ môi trường.