Thanh Hóa: Đột phá trong chuyển đổi số ở các cơ quan nhà nước
Thực hiện chủ trương xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, Thanh Hóa là địa phương đầu tiên giao chỉ tiêu phát triển dịch vụ công trực tuyến cho các sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện; ban hành Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; xây dựng Bộ tiêu chí mô hình chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã và giao chỉ tiêu hoàn thành Chuyển đổi số cho UBND cấp huyện, cấp xã đến năm 2025.
Nhờ các giải pháp và chỉ tiêu cụ thể, năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả nổi bật trong chuyển đổi số. Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã cung cấp 159 dịch vụ công mức độ 3 và 716 dịch vụ công mức độ 4; tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 815 dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4. Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa của tỉnh đã tiếp nhận trên 117 nghìn hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng và trước hạn đạt gàn 98%; tỷ lệ trung bình mức độ 3, mức độ 4 vượt chỉ tiêu được giao.

Toàn tỉnh có 94 xã, phường, thị trấn hoàn thành các tiêu chí trong mô hình chuyển đổi số cấp xã; hơn 22.600 doanh nghiệp đã tiếp cận, tham gia và từng bước ứng dụng có hiệu quả chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đến nay, Thanh Hóa đã đào tạo, tập huấn kiến thức về chuyển đổi số cho 100% Ban chỉ đạo, tổ giúp việc Ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp, đào tạo kỹ năng số cho gần 4700 thành viên của trên 4200 Tổ công nghệ số cộng đồng, 890 học viên là cán bộ công chức cấp xã.
Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.

Ứng dụng công nghệ trong đào tạo, sát hạch lái xe
Thời gian qua, các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đã không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, xe ô tô, thiết bị, máy móc ứng dụng thông tin phục vụ quá trình giảng dạy, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng quản lý, giám sát công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Đặc biệt với việc triển khai chương trình dạy mới theo Thông tư 04, đang được các cơ sở triển khai, thực hiện, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn cơ sở đào tạo theo hướng ngày càng hoàn thiện, nâng cao.

Nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp từ ứng dụng khoa học và công nghệ
Xác định khoa học và công nghệ là khâu then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Hiệu quả ứng dụng công nghệ GroFarm trong nuôi tôm công nghiệp
GroFarm là giải pháp kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh với mật độ cao đang được người dân ở các địa phương ven biển của tỉnh đầu tư ứng dụng nhằm kiểm soát môi trường nuôi tôm, giúp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Trước nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn đã đầu tư, nâng cấp trang thiết bị y tế, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác khám, điều trị, đồng thời, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất cát nhân tạo
Thời gian qua, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại sản xuất cát nhân tạo từ nguồn nguyên liệu đá, góp phần giảm áp lực cạn kiệt nguồn tài nguyên cát tự nhiên và những tác động của việc khai thác cát đối với môi trường.

Trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hóa chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Là một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp sớm ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đến nay Trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hóa đã có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng mạng tương đối đồng bộ.

Tổ chức Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2023
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2023.

Ngành dệt may Thanh Hóa ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện nay, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đổi mới công nghệ để bắt nhịp xu hướng và mở rộng thị trường, tăng năng suất lao động, hiệu quả cạnh tranh. Tại Thanh Hóa, nhiều doanh nghiệp dệt may đã và đang từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.

Công ty CP dược TH PHARMA ứng dụng công nghệ trong sản xuất thuốc đông dược
Công ty Cổ phần dược TH PHARMA, khu Công nghiệp Tây Bắc Ga, Thành Phố Thanh Hóa chuyên sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm, vật tư y tế với trên 200 sản phẩm.

13 nhà khoa học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới
Website Research.com vừa cập nhật kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học. Việt Nam vinh dự có 13 nhà khoa học lọt vào bảng xếp hạng này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.