Thanh Hoá triển khai trợ lý ảo trên Cổng dịch vụ công
Từ giữa năm 2024 Thanh Hóa đã triển khai Trợ lý ảo Chatbot AI trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh tại địa chỉ dichvucong.thanhhoa.gov.vn. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và cải cách hành chính của tỉnh.
Từ tháng 7/2024, thực hiện nhiệm vụ tỉnh giao, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đã phối hợp doanh nghiệp công nghệ số để đưa ứng dụng Chatbot AI tích hợp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh tại địa chỉ: dichvucong.thanhhoa.gov.vn.

Chatbot AI này giúp tra cứu thông tin về hơn 1.700 dịch vụ công thuộc các sở, ban, ngành của tỉnh, hướng dẫn chi tiết từng bước trong quá trình nộp hồ sơ trực tuyến.
Anh Tạ Văn Quyền, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa: "Tôi rất bất ngờ với các tính năng của Chatbot AI này, hỗ trợ rất dễ hiểu, nhanh chóng".

Chatbot AI đóng vai trò như một "cán bộ số" hoạt động liên tục 24/7, sẵn sàng giải đáp các câu hỏi phổ biến mà người dân không cần phải chờ đợi nhân viên hỗ trợ, từ đó nâng cao hiệu quả phục vụ. Tính từ tháng 7/2024 đến nay, Chatbot AI đã hỗ trợ được gần 4.000 lượt hỏi đáp trên Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa.

Ông Cao Đăng Hưng, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa
Ông Cao Đăng Hưng, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mỗi ngày trung tâm phục vụ từ 800 đến 1.000 lượt công dân đến làm việc, nếu chờ cán bộ hỗ trợ thì sẽ rất lâu. Nên khi triển khai Chatbot AI này, mỗi người dân chỉ cần có 1 điện thoại thông minh hay 1 máy tính thì đã có 1 trợ lý ảo hỗ trợ, tăng hiệu quả lên rất nhiều".
Ông Ngô Minh Thư, Trưởng Phòng Kinh doanh, Công ty Cổ phần Tin học Tân Dân
Thời gian tới, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị cung cấp giải pháp là Công ty Cổ phần Tin học Tân Dân để nâng cấp và hoàn thiện Chatbot AI. Theo đó, hệ thống sẽ được mở rộng khả năng xử lý các tình huống phức tạp hơn, để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.

Hiệu quả từ những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Chi Nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa luôn quan tâm tới phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Qua đó, góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất đồng thời đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Khởi động đánh giá mức độ chuyển đổi số các bộ, tỉnh năm 2024
Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh và quốc gia vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ cập nhật theo hướng tinh gọn và khả thi. Đây là bước khởi động cho việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2024.

Nhà mạng Việt Nam nâng băng thông, cải thiện tốc độ truy cập Internet
Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng nâng cấp hạ tầng Internet mạnh mẽ. Điều đáng chú ý là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tập trung mở rộng băng thông, cải thiện chất lượng đường truyền mà không tăng giá, tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế số.

Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính
Để bảo đảm an toàn dữ liệu của người sử dụng dịch vụ bưu chính, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người dùng dịch vụ bưu chính.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 29 ngày 3/4/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thanh Hóa hoàn thành thống kê đất đai nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu về đất đai là một trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai để đảm bảo nguồn dữ liệu nhằm xây dựng Chính phủ điện tử. Trong đó, công tác thống kê được xem là khâu quan trọng nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu chính xác, khách quan, đúng thực tế. Thanh Hóa đã hoàn thành việc thống kê đất đai từ năm 2023, đáp ứng tiến độ do Chính phủ đề ra.

Mối nguy với trẻ em từ màn hình thiết bị điện tử
Một nghiên cứu mới đây của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, những trẻ em dành hơn 7 giờ mỗi ngày để ngồi trước màn hình thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động… có dấu hiệu mỏng vỏ não sớm bất thường.

Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Sáng ngày 31/3, Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” và giao ban công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở quý 1/2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.