Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực còn chậm.
3 hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng đã được cán bộ chính sách UBND xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân tiếp nhận trực tuyến trên môi trường mạng từ đầu tháng 9/2024. Tuy nhiên đến nay, cả 3 hồ sơ vẫn bị treo trên hệ thống giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Thanh Hóa, do lỗi hệ thống chưa được khắc phục.
Đây cũng là tình trạng mà một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động thương binh xã hội và tư pháp mà UBND cấp xã đang gặp phải khi thực hiện liên thông cơ sở dữ liệu.
Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết, địa phương đang có hơn chục bộ hồ sơ quá hạn, nguyên nhân là do cán bộ tư pháp mới thay, ngoài ra do đường tuyền không ổn định nên xử lí hồ sơ bị chậm.
Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, hệ thống một cửa điện tử tỉnh Thanh Hóa đã được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, hiện đang cung cấp 1.805 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 900 dịch vụ công trực tuyến một phần và 905 dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Hệ thống một cửa điện tử tỉnh Thanh Hóa cũng đã được liên kết với các cơ sở sở dữ liệu quốc gia nhưng đến nay cơ sở dữ liệu của một số sở, ban, ngành, địa phương theo ngành dọc còn rời rạc, chưa đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt nên việc tiếp cận còn nhiều khó khăn.
Anh Nguyễn Thế Vũ, công chức văn phòng UBND xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết, ở địa phương, liên thông thủ tục hành chính chủ yếu ở lĩnh vực tư pháp và văn hóa chính sách, đường truyền của hệ thống liên thông ngành tư pháp còn chậm, nhiều khi thực hiện hay bị treo hệ thống.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng, triển khai các nền tảng số trong các ngành, lĩnh vực còn nhiều khó khăn, thiếu hướng dẫn đồng bộ từ các Bộ, ngành Trung ương, như: nền tảng khám chữa bệnh từ xa, nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu, nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản...Thực tế, các ngành, lĩnh vực đang ứng dụng các nền tảng số chủ yếu trong các hoạt động quản lý, tài chính và bán hàng; còn việc ứng dụng chuyển đổi số trong các quy trình trực tiếp sản xuất kinh doanh thì mới chỉ được thực hiện ở một số ít doanh nghiệp lớn.
Ông Trần Đình Mạnh, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phúc TM, tỉnh Thanh Hóa cho biết hiện các khâu hóa đơn điện tử, chữ kí số đã thực hiện còn thi công trực tiếp đang tiếp cận chữ kí số, tuyên truyền website cũng đang tiếp cận.
Ngoài ra, việc xử lý các trường hợp hợp vi phạm trên không gian mạng cũng còn rất nhiều khó khăn, hạn chế; vấn nạn tin giả, lừa đảo trên không gian mạng ngày càng phức tạp.
Thượng tá Phạm Đức Thiêm, Phó trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Thanh Hoá
Chuyển đổi số là một xu thế tất yếu, đồng thời là một yêu cầu bức thiết cho quá trình phát triển trong thời kỳ cách mạng 4.0. Nếu không khắc phục, tháo gỡ kịp thời, các hạn chế, yếu kém nêu trên sẽ là rào cản đối với quá trình chuyển đổi số của tỉnh, đồng thời cũng là rào cản đối với sự phát triển của tỉnh.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.