ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thiếu sự quan tâm của người lớn, học sinh tự hủy hoại mình

Từ phỏng vấn thực tế, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Sư phạm TPHCM lọc ra được 280 học sinh từ 1.000 khách thể là học sinh THCS ở TPHCM và Bình Dương có hành vi tự hủy hoại bản thân bằng nhiều cách trong đó gồm tự bức tóc, tự cắn, đập đầu, rạch tay, thậm chí có ý định tự tử…

14/11/2018 10:16

Học sinh tự hủy hoại ở nhà

Từ nghiên cứu của nhóm thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ về “Hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh (HS) THCS và biện pháp phòng ngừa do PGS.TS Huỳnh Văn Sơn làm chủ nhiệm đã cho thấy HS THCS có hành vi tự hủy hoại bản thân (THHBT) khá sớm thậm chí ngay thời thơ ấu.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì khiến học sinh THCS có thể thực hiện hành vi THHBT từ cấp 2 (ảnh minh hoạ)
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì khiến học sinh THCS có thể thực hiện hành vi THHBT từ cấp 2 (ảnh minh hoạ)

Đơn cử như có đến 103 em (36,8%) đã thực hiện hành vi THHBT từ rất lâu đến mức không nhớ rõ. Em N.V.B khi phỏng vấn chia sẻ rằng “từ nhỏ em đã có thói quen lột lớp da tay ở đầu ngón tay khi cảm thấy khó chịu trong một số tình huống như khi bị cô giáo la… Có thời điểm hai bàn tay em trở nên rất nghiêm trọng và mẹ em phải đưa đến bệnh viện khám. Nhưng sau đó em vẫn tiếp tục thực hiện khi quá căng thẳng”.

Theo nhóm nghiên cứu, điều này cho thấy thời gian bắt đầu thực hiện hành vi THHBT phản ánh sự khó khăn, áp lực trong đời sống tinh thần của HS ngay từ thời thơ ấu.

Có đến 65 em HS (23,2% - gần ¼ mẫu) cho rằng đã thực hiện hành vi này từ đầu năm lớp 6. Có những tâm lý nằm trong vô thức khi có tác nhân “kích thích” thì cá nhân có nguy cơ thúc đẩy thực hiện những hành vi THHBT. Đặc biệt, với tuổi dậy thì thì đầy biến động, sự thay đổi về mặt sinh lý đi kèm với sự thích ứng với mối quan hệ bạn bè, phương pháp học tập khác với bậc tiểu học và đặc biệt khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì khiến HS THCS có thể thực hiện hành vi THHBT từ cấp 2.

Qua phỏng vấn, HS D. cho biết: “Em bị bạn bắt nạt vào đầu lớp 6, em không biết làm sao, em cảm thấy rất buồn bã, tuyệt vọng, có lúc em đã tự đấm đầu mình vào tường, hành vi đó vẫn tiếp tục đến khi bố mẹ phát hiện em bị bạo lực và nhờ nhà trường can thiệp”.

Tiếp theo, có 28,9% (gần 1/3 mẫu) đã thực hiện hành vi THHBT khoảng một năm trở lại đây. Đây là dữ liệu rất cần được quan tâm, bởi vì nếu được can thiệp sớm có thể giúp HS giảm thiểu sự tổn thương về mặt thể chất và giảm nguy cơ gia tăng mức độ THHBT ở mức nghiêm trọng hơn.

Bản thân HS cũng nhận diện được rằng mình có hành vi THHBT từ rất sớm nhưng không hề tìm sự giúp đỡ hoặc không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ. Theo nhóm nghiên cứu đề tài, điều này minh chứng rằng gia đình, nhà trường chưa thật sự quan tâm đến đời sống tinh thần của HS, không nhận diện và phát hiện những dấu hiệu hành vi THHBT của con em mình để can thiệp, giúp đỡ kịp thời. Nếu tiếp tục tiếp diễn, hành vi THHBT của HS sẽ ngày càng có chiều hướng tăng dần, có thể dẫn đến mức độ nặng, gây hậu quả nghiêm trọng đối với HS.

Mặc dù hiện nay một số phụ huynh đã có sự quan tâm hơn đối với những chuyển biến tâm lý đầy phức tạp của HS THCS nhưng con số còn hạn chế. Kết quả phỏng vấn, HS C. cho biết: “Bố mẹ rất bận rộn với công việc và rất ít khi tâm sự với em, em thì không hòa nhập được khi chuyển trường nên cảm thấy rất cô đơn. Người bạn thân nhất của em có lẽ là mạng xã hội và game”.

Từ kết quả khảo sát cho thấy có tới 214 (76,4%) HS cho biết nhà là địa điểm thực hiện hành vi THHBT của mình. Em M.Đ.N cho biết “Em thường bứt tóc ở nhà. Vì khi ở nhà em cảm thấy rất buồn, em cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình, mỗi lần như vậy em hay bứt tóc”. Đây là một hồi chuông nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò, trách nhiệm gia đình, đặc biệt là của bố mẹ trong việc nhận diện và phát hiện kịp thời con em có dấu hiệu hành vi này.

Gần 50% phụ huynh la mắng khi HS có hành vi hủy hoại bản thân

Ngoài ra, có đến 208 HS (74,3%) tiết lộ hành vi THHBT của mình với bạn bè nhưng luôn muốn tách khỏi người lớn, muốn cùng trao đổi những vấn đề thầm kín riêng tư mà trong quan hệ của người lớn các em ít đạt được.

Nhiều học sinh khá, giỏi lại có xu hướng thực hiện các hành vi tự huỷ hoại bản thân (ảnh minh hoạ)
Nhiều học sinh khá, giỏi lại có xu hướng thực hiện các hành vi tự huỷ hoại bản thân (ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, đáng lo ngại chỉ có 4 HS (chiếm 1,4%) thừa nhận tiết lộ tình trạng của mình với thầy cô. Bởi lẽ, giáo viên hiện nay vừa phải quan tâm đến chuyên môn, đến vấn đề giảng dạy trên lớp thì khó có thời gian, tâm trí thật sự quan tâm đến đời sống tinh thần của HS.

Em T.V.A. cho biết: “Tiết sinh hoạt chủ nhiệm là tiết học kinh khủng nhất đối với tụi em. Mọi lỗi trong tuần đều mang ra xét xử, không khí vô cùng nặng nề, tụi em cảm thấy áp lực lắm!”. Cả một tuần các em đã rất mệt mỏi với các môn học, thế nhưng các em còn mệt mỏi hơn khi giờ sinh hoạt biến thành “giờ xử án”. Theo nhóm nghiên cứu, thay vì tạo thêm áp lực, các thầy cô giáo nên cân nhắc sử dụng giờ sinh hoạt để chăm sóc tinh thần cho các em.

Tương tự, có 54 em thừa nhận tiết lộ hành vi tự hủy hoại với bố mẹ nhưng lại có tới 176 em (chiếm 62,9%) che giấu với bố mẹ. Mâu thuẫn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi có em muốn tiết lộ nhưng lại cảm thấy bố mẹ và người lớn chưa thật sự hiểu mình nên chưa mạnh dạn tiết lộ. Nguyên nhân thứ hai có thể các em từng tiết lộ nhưng chưa nhận được sự đồng cảm cần thiết để giúp các em vượt qua khó khăn tâm lý. Như em N.N.D. cho biết: “Mỗi lần em tâm sự với bố về áp lực học tập, áp lực từ thầy cô ở trường thi bố lại mắng em viện dẫn cho việc lười học. Rồi sau này em không muốn tâm sự gì với bố cả”.

Bên cạnh đó, theo khảo sát cũng cho thấy có tới 133 HS (chiếm 47,5%) cho biết gia đình la mắng khi HS có hành vi tự hủy hoại bản thân; có 77 HS, chiếm 27,5% cho biết ba mẹ nhắc nhở khi em có hành vi này.

Theo các chuyên gia, chính sự khác biệt về nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đã khiến HS có xu hướng che giấu vấn đề của mình với bố mẹ. Điều này không những dẫn đến nguy cơ nặng nề và hệ lụy mà còn làm cho bố mẹ và con cái có lằn ranh sâu hơn nữa trong quan hệ gia đình.

Còn L.V.K. chia sẻ: “Em rất muốn mình thoát khỏi cảm giác mệt mỏi và chán chường này. Em biết thực hiện hành vi này là nguy hiểm nhưng việc dừng lại không dễ chút nào. Những lúc cha mẹ tranh cãi, em luôn bị thôi thúc hãy rạch tay đi. Em không hiểu vì sao luôn có một tiếng nói thôi thúc em thực hiện…”.

Cần quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của con

Từ những số số liệu khảo sát, nhóm nghiên cứu cho rằng nếu được can thiệp sớm thì có thể giúp HS giảm thiểu sự tổn thương về mặt thế chất, giảm sự gia tăng ở mức độ nghiêm trọng hơn

Nhóm nghiên cứu đã đề xuất 3 biện pháp phòng ngừa. Trong đó, nâng cao nhận thức về hành vi tự hủy hoại bản thân cho HS, giáo viên và cả chuyên viên tham vấn học đường. Bên cạnh đó, cần tổ chức các chuyên đề kỹ năng sống lồng ghép nhằm phát triển năng lực ứng với với hành vi này ở người học. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập hướng dẫn HS THCS có dấu hiệu hủy hoại bản thân được điều chỉnh trạng thái tâm lý và đối phó với các chất kích thích của hành vi này.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất phụ huynh cần quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của con cái, đặc biệt là những biểu hiện thái độ, hành vi bất thường của con (bỏ bữa, ít giao tiếp, hay cáu gắt…) từ đó có những tác động hay sự ứng xử phù hợp.

Người làm cha mẹ cân nhắc các biện pháp can thiệp có hiệu quả khi con mình có biểu hiện hành vi này, hoặc phối hợp với nhà trường và các chuyên viên tư vấn tâm lý, tôn trọng, đồng cảm với nhu cầu độc lập, bình đẳng của con cái.

Phụ huynh nên tránh tạo áp lực, tổn thương đến đời sống tâm lý của con, biết động viên, khen ngợi và khích lệ từng hành vi và sự tiến bộ, trưởng thành của con trong học tập và cuộc sống, khuyến khích và động viên con cái tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tạo điều kiện cho con phát huy khả năng hay tiềm lực và hứng thú trong điều kiện cho phép để tạo ra sự cân bằng tâm lý.

Gia đình cần phối hợp tích cực với nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, trong vấn đề chăm sóc tinh thần cho con cũng như giáo dục con cái tuổi vị thành niên hiệu quả.

Lê Phương/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

23:17 , 22/04/2024

Hiện nay đang là cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, thuỷ đậu, tay chân miệng, các bệnh về tiêu hoá. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

23:12 , 22/04/2024

Sáng ngày 22/4, Tổ chức Giáo dục và Nhân lực AVT (Hà Nội) phối hợp với Trường THPT Triệu Sơn 1, huyện Triệu Sơn tổ chức trao học bổng toàn phần du học nghề Đức trị giá 245 triệu đồng cho em Vũ Văn Hưng, học sinh lớp 12A7 của nhà trường.

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

18:00 , 22/04/2024

Sáng 22/4, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Thường vụ huyện Đoàn và Ban Giám hiệu Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức Chương trình tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh cho đoàn viên thanh niên, học sinh năm 2024.

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

Nhiều trường Đại học bắt đầu triển khai xét tuyển học bạ

23:02 , 18/04/2024

Nhiều trường đại học công lập trên cả nước vừa thông báo thời gian triển khai xét tuyển học bạ với mức điểm sàn trung bình từ 18 đến 22 điểm tổng 3 môn trong tổ hợp.

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

Tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2024 trong các cơ sở giáo dục

09:22 , 18/04/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với các thông điệp: Sách hay cần bạn đọc; Sách quý tặng bạn; Tặng sách hay - Mua sách thật; Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe.