Thiếu vắc xin 5 trong 1 vì 3 lô Combe Five không đạt chất lượng
Ngày 11/9, Bộ Y tế cho biết, 3 lô vắc xin ComBE Five đã được nhập về từ tháng 6/2018 nhằm thay thế vắc xin 5 trong 1 Quivaxem. Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm 3 lô vắc xin này cho kết quả chưa như mong muốn.
Như báo Dân trí phản ánh, thời gian gần đây khu vực miền Nam, nhiều người cho con đi tiêm vắc xin 5 trong 1 Quivaxem tại Trạm Y tế phường đều không thể tiêm vì hết vắc xin, do vắc xin này nhà sản xuất không còn sử dụng.
Loại vắc xin mới ComBE Five do GAVI tài trợ cho chương trình tiêm chủng mở rộng thì chưa phát đến các tỉnh, điểm tiêm chủng như kế hoạch ban đầu.
Giải thích về tình trạng vắc xin ComBE Five chưa thể đưa vào sử dụng, trong khi vắc xin Quinvaxem thì đã hết hàng, đầu giờ chiều 11/9 Bộ Y tế cho biết, theo quy định của Việt Nam, để bảo đảm vắc xin an toàn, chất lượng, hiệu quả trước khi đưa vào sử dụng, tất cả các loại vắc xin đều phải tuân thủ việc kiểm định nghiêm ngặt, chặt chẽ. ngày 8/6/2018 Dự án tiêm chủng mở rộng đã nhập 03 lô vắc xin ComBE Five do GAVI viện trợ cho Việt Nam thông qua UNICEF để tiến hành kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Tuy nhiên kết quả kiểm định chất lượng 03 lô vắc xin này chưa đạt kết quả như mong muốn.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, vắc xin Quinvaxem là vắc xin phối hợp có thành phần ho gà toàn tế bào, phòng 5 bệnh Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván, Viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib sử dụng cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng do tập đoàn vắc xin Janssen tại Hàn Quốc (nhà sản xuất vắc xin Quinvaxem) đã ngừng sản xuất và cung ứng cho Việt Nam từ ngày 15/12/2017.
Trước đó, ngay sau khi có thông báo ngừng sản xuất của Nhà sản xuất, Bộ Y tế đã chủ động, khẩn trương tìm kiếm loại vắc xin tương tự vắc xin Quinvaxem để chuyển đổi, thay thế và vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E, Ấn Độ sản xuất đã được lựa chọn.
Đây là loại vắc xin có thành phần tương tự vắc xin Quinvaxem và đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiền thẩm định, đã được sử dụng trên 72 quốc gia, với khoảng 362 triệu liều đã được sử dụng, và đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Sau khi lựa chọn vắc xin này, Bộ Y tế đã tiến hành các thủ tục mua sắm, nhập khẩu tuân thủ các quy định hiện hành và theo chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi chi tiết việc sử dụng loại vắc xin này thay thế vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bước đầu dự kiến triển khai tại 7 tỉnh trước khi triển khai trên qui mô toàn quốc.
Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu nhà sản xuất tiếp tục cung cấp lô vắc xin mới để tiến hành kiểm định. Ngày 10/9/2018, kết quả kiểm định lô vắc xin mới này đạt yêu cầu. Ngay sau khi có kết quả kiểm định đạt yêu cầu của lô vắc xin mới này, Bộ Y tế đã chỉ đạo các Vụ, Cục, đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành thủ tục mua sắm theo qui định để sớm đưa vắc xin ComBE Five vào trong chương trình tiêm chủng để tiêm phòng cho trẻ.
Trong thời gian chờ có vắc xin mới, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo dự án tiêm chủng mở rộng và các địa phương tiến hành rà soát, cân đối, điều phối sử dụng vắc xin hiện có trong toàn hệ thống để bảo đảm sự thiếu hụt vắc xin đến mức thấp nhất. Đồng thời, Bộ Y tế sẽ có văn bản yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng chủ động lập Kế hoạch, rà soát và tiến hành tiêm bù cho những trẻ chưa được tiêm đủ các mũi vắc xin ComBE Five khi lô vắc xin này hoàn thành các thủ tục mua sắm để chuyển đổi, thay thế vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Hồng Hải/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

2 bếp ăn bệnh viện tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định an toàn thực phẩm
Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã phản ánh về tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, Sở Y tế Thanh Hoá đã có văn bản chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở trên.

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.