Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp
Để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều chính sách thu hút, tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó, nông nghiệp của tỉnh đã có thay đổi, từng bước chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.
Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng, xã Hà Long huyện Hà Trung là doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Sau hơn 10 năm phát triển, công ty luôn được chính quyền, người dân địa phương đồng hành, ủng hộ. Hiện tại, công ty đã phát triển 2 giống lúa đặc trưng của địa phương là nếp hạt cau Tiên Sơn ở xã Hà Lĩnh và nếp cái hoa vàng Gia Miêu tiến vua ở xã Hà Long đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đồng thời, xây dựng nhà máy xay chế biến lúa gạo, liên kết sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi từ các dây chuyền hoàn toàn tự động và bán tự động, từ khâu sấy lúa tươi, bảo quản, chế biến đến đóng gói thành phẩm. Đặc biệt, công ty liên kết với các tổ chức, nhà khoa học để bảo tồn, phục tráng các loại giống lúa quý vào liên kết sản xuất và các giống lúa thuần khác như ST24, ST25, Bắc thơm... đạt tiêu chuẩn VietGAP. Việc đưa vào vận hành nhà máy xay chế biến lúa gạo, cũng như mở rộng diện tích liên kết sản xuất với người nông dân đã hình thành chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao.
Ông Nguyễn Hữu Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, cũng như lãnh đạo của tỉnh Thanh Hóa, tạo mọi điều kiện thuận lợi công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng mở rộng vùng liên kết sản xuất, tạo điều kiện cho công ty phát triển. Từ những lợi thế đó, chúng tôi đang tiếp tục phát triển hơn nữa, mở rộng hơn nữa các vùng liên kết, tạo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cho doanh nghiệp, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nông dân".
Thời gian qua, huyện Ngọc Lặc đã triển khai thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tìm hiểu và đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Địa phương luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, Từng bước xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh để nâng cao hiệu quả sản xuất; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân.. Qua đó, huyện đã thu hút được các doanh nghiệp đầu tư hình thành các vùng sản xuất tập trung quy quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tiêu biểu là Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, trên những diện tích trồng mía, sắn kém hiệu quả của nông trường Sông Âm trước đây, công ty đã phát triển được trên 70 ha cây trồng ứng dụng công nghệ cao như thanh long ruột đỏ, vải không hạt, xoài, bưởi da xanh, bơ Israel được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và xuất khẩu sang thị trường Nhật, Thái Lan, Sing và Hồng Kong…, mang lại giá trị kinh tế cao, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Ông Bùi Đức Thủy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp CNC Hồ Gươm - Sông Âm cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ đưa các sản phẩm ra cái thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Hong Kong,... ".
Ông Nguyễn Đức Thái, Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền vận động, mở rộng các mô hình sản xuất cây nông nghiệp chủ lực như cây bơ, cây vải không hạt,.... Và tới đây chúng tôi sẽ cấp mã số vùng trồng cho trang trại mít".
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bền vững huyện Thạch Thành đã tập trung triển khai thực hiện nhiều biện pháp. Trong đó, huyện luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Đến nay, huyện Thạch Thành có 15 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn để tổ chức thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao với diện tích gần 500 ha, trong đó có 8 doanh nghiệp lớn với diện tích 357 ha để trồng cây ăn quả, thu nhập 400 đến 600 triệu đồng/ha. Đồng thời, xây dựng mối liên kết chặt chẽ và bền vững giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, để nâng cao chất lượng, giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Trần Bá Sơn, Phó chủ tịch, UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tiếp tục thực hiện chỉ đạo tích tụ đất đai, thu hút đầu tư, các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giá thành, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích."
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, cùng với sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp thông qua việc tạo điều kiện về tích tụ, tập trung đất đai và thực hiện xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia liên kết theo chuỗi giá trị từ cung ứng đến sản xuất, bảo quản, bao tiêu sản phẩm. Qua đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo được sức cạnh tranh cho hàng nông sản phát triển ở các thị trường trong và ngoài nước.
Ông Đỗ Văn Tùng, Giám đốc, Công ty CNC Điền Trạch xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cho bà con, công ty chúng tôi cũng duy trì được nguồn sản phẩm cung ứng ra thị trường liên tục, đáp ứng được nhu cầu của thị trường."
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp có đầu ra ổn định, từ năm 2014 đến nay, UBND tỉnh duy trì tổ chức thường niên hội nghị kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản an toàn được sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động tạo sự kết nối giữa khâu sản xuất với khâu tiêu thụ, hình thành các kênh phân phối sản phẩm. Qua đó, nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh với các cơ sở tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Đây chính là một tín hiệu đáng mừng, minh chứng cho việc ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo nên sự đột phá, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao.
Năm 2025, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7%
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Thiệu Hóa: Gần 1.400 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Như Xuân trồng mới 150 ha cây ăn quả
Năm 2024, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới gần 150 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn đạt hơn 1.330 ha.
Năm 2024, huyện Như Thanh phát triển thêm 17 trang trại
Trong năm 2024, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phát triển thêm 17 trang trại đạt các tiêu chí theo Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 42 trang trại, trong đó: có 30 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp, 7 trang trại tổng hợp và 4 trang trại trồng trọt.
Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.
Thanh Hóa trồng mới và trồng lại 10.000 ha rừng
Tính đến cuối tháng 12 năm 2024, các tổ chức, cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới và trồng lại sau khai thác 10.000 ha rừng, trong đó có 1.500 ha rừng được trồng bằng nuôi cấy mô, chủ yếu là keo.
Năm 2024: Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng GRDP và thu ngân sách của tỉnh. Kết quả này cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và đóng góp tới 50%, tương đương chiếm 7,37% điểm vào tốc tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Đa dạng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là thời điểm tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm. Nắm bắt nhu cầu mua sắm của người dân, thời điểm này, các đơn vị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chuẩn bị nguồn hàng hóa các loại. Năm nay, nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm Tết khá đa dạng, dồi dào, giá cả cơ bản ổn định.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh dịp cuối năm
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Đây là thời điểm hàng hóa được tiêu thụ nhiều nhất trong năm nên các daonh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.