Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác tái đàn, khôi phục chăn nuôi lợn trên địa bàn Thanh Hóa
(TTV) - Ngày 20/6, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa về công tác tái đàn, khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn sau dịch bệnh tả lợn Châu Phi.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình nhập và đưa vào thả nuôi 320 con lợn giống bố, mẹ từ Thái Lan về trang trại của Công ty TNHH dinh dưỡng quốc tế Việt Đức, đóng trên địa bàn xã Xuân Khang, huyện Như Thanh. Trang trại có quy mô 3.600 lợn nái và 15.000 lợn thịt. Dự kiến trong tháng 6 và tháng 7/2020, Công ty sẽ nhập đủ số lợn nái đưa vào chăn nuôi tại trại. Để khôi phục sản xuất chăn nuôi, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 8 dự án chăn nuôi của các doanh nghiệp, tổng mức đầu tư trên 900 tỷ đồng, với quy mô gần 245 nghìn con. Tổng đàn lợn được tái, tăng đàn trong quý I năm 2020 đạt 96% so với trước khi có dịch. Trong tháng 6/2020, các doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục nhập trên 7.000 con lợn cụ kỵ, bố mẹ tại Canada và Thái Lan về để phục vụ tái đàn. Dự kiến quý III năm 2020, đàn lợn trên địa bàn tỉnh sẽ tăng thêm 100.000 con để đáp ứng ung cầu tiêu thụ thịt lợn trên thị trường vào dịp cuối năm.
![]() |
Phát biểu tại buổi làm việc, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Thanh Hóa trong công tác phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi và tái đàn, khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn. Thứ trưởng khẳng định: Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông, địa bàn chia cắt, song do quyết tâm, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, cùng với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, nên công tác phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi nói riêng, dịch bệnh nói chung và công tác tái đàn, khôi phục sản xuất chăn nuôi sau dịch bệnh đạt được những kết quả vượt trội so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Cùng với duy trì tốt đàn lớn giống trong dân, việc đẩy mạnh thut hút đầu tư vào chăn nuôi quy mô lớn đã tạo điều kiện để Thanh Hóa thực hiện việc tái đàn, tăng đàn gắn với tái cơ cấu ngành chăn nuôi có hiệu quả. Đây là kinh nghiệm hay, để nhiều tỉnh, thành khác học tập. Thứ trưởng đề nghị, thời gian tới Thanh Hóa cần đẩy mạnh hơn nữa công tác liên kết trong chăn nuôi, chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi khép kín gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
![]() |
Cũng trong dịp này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khảo sát thực tế tại cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn để đưa vào đầu tư công trung hạn, nhằm nâng cấp cảng Lạch Hới trở thành cảng cá trọng điểm trong khu vực.
Theo Bản tin TS tối 20/6
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hóa có 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện
Hiện nay, tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện với tổng thể lồng nuôi 72.700m3. Các loại cá nuôi như: cá trắm, cá chép, cá lăng đen, lăng hoa, cá diêu hồng cho năng suất đạt từ 15 đến 20 kg/m3 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại Vĩnh Lộc
Gần 430 tỷ đồng là dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nghèo, và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân
Hàng loạt các chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng, đất đai, thuế…sẽ được triển khai nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bứt phá. Đây là nội dung trọng tâm của Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được Quốc hội thông qua.

Không để xảy ra sai phạm trong triển khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
Huyện Nông Cống đang được giao thực hiện 10 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Trong quá trình thực hiện các dự án này, với tư cách là đại diện chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện đã tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng cường giám sát chất lượng, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng quy định, hạn chế tối đa những thiếu sót có thể dẫn đến sai phạm.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 5/2025 ước đạt 17.000 tỷ đồng
Theo Sở Công thương, tháng 5/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.000 tỉ đồng, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm 2024.

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm còn 6,1%/năm
Từ tháng 7/2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 5 lần điều chỉnh giảm lãi vay gói tín dụng mua nhà ở xã hội. Lãi vay đã giảm hơn 2% trong khoảng 2 năm qua, xuống ngưỡng 6,1%/năm.

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30 ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo. Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất khẩu gạo; khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Xuất khẩu Thanh Hoá vượt mốc 2,8 tỷ USD
5 tháng năm 2025, giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ và đạt 35,5% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hóa đã tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế. Nhờ đó đã nắm bắt kịp thời những thay đổi, phát triển của thế giới, mở ra cơ hội để học sinh, sinh viên hòa nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.